Theo ông Fukashi Maeno, trợ lý giáo sư làm việc tại Viện nghiên cứu động đất tại Đại học Tokyo, dung nham và tro núi lửa chủ yếu được tích lũy ở phía Đông của hòn đảo Nishinoshima. Hiện lượng tro và dung nham vẫn tiếp tục tích lũy dẫn đến nguy cơ hòn đảo sụp đổ và gây ra thảm họa sóng thần.
Nếu kịch bản này xảy ra, ông Fukashi Maeno nhấn mạnh, 12 triệu m3 dung nham sẽ tạo ra trận sóng thần cực mạnh, có tốc độ đổ bộ vào bờ biển nhanh hơn cả tàu cao tốc.
Trận sóng thần sẽ tấn công đảo Chichijima có dân số 2.000 người, cách đảo Nishinoshima 130 km chỉ trong vòng 18 phút. Đảo Chichijima là hòn đảo lớn nhất của chuỗi đảo Ogasawara, về mặt hành chính vốn thuộc Tokyo.
“Biện pháp duy nhất nhất hiện nay để theo dõi và tránh một thảm họa kinh hoàng là thành lập một hệ thống phát hiện, cảnh báo động đất, sóng thần trên hòn đảo mới được hình thành này. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay không ai có khả năng đặt chân lên hòn đảo”, ông Maeno nhấn mạnh.