Chỉ trong vòng 5 năm có 16 người bỏ mạng khi đi qua cầu Máng nối liền 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 (Núi Thành, Quảng Nam). Vì thế mà người dân địa phương gọi đây là cầu "vĩnh biệt".
Do cây cầu hẹp, 2 xe ngược chiều không thể tránh nhau trên cầu nên mỗi lần muốn qua sông, người ta phải quan sát trước đầu cầu bên kia. Nhiều lúc đông đúc, bị hối thúc nên nhiều người chạy nhanh, ẩu, rất dễ tai nạn. Chỉ có buổi trưa người dân mới thong thả dắt bộ xe qua cầu an toàn vì vắng. Nhiều năm trở lại đây tình trạng khai thác cát ở sông Trường Giang đã khiến cho dòng chảy ở khu vực cầu thay đổi, nước xoáy và sâu hơn nên tỉ lệ chết đuối khi rơi xuống sông là rất cao.
XEM THÊM: 10 kẻ phản bội nổi tiếng nhất trong lịch sử làng túc cầu
Cầu Máng được xây dựng từ năm 1985, bắc qua sông Trường Giang, dài hơn 300 m với mục đích ban đầu là đường dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp. Sau đó do địa bàn xã Tam Tiến bị ngăn cách nên người dân dùng để đi lại và cái tên cầu Máng hình thành.
XEM THÊM: Chuyển nhượng sáng 25.8: M.U chính thức có Di Maria, Arsenal mua 3 ngôi sao
Vì là đường dẫn nước nên chiều ngang của cây cầu chỉ là 0,8 m, đủ cho hai người đi bộ tránh nhau. Dù có biển cấm xe máy, người dân 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 vẫn hàng ngày phóng xe qua lại.
XEM THÊM: Đời buồn của U70 phải ra công viên bán dâm kiếm cơm qua ngày
Vài năm trước, do có quá nhiều người bị té ngã rơi xuống sông nên chính quyền đã xây dựng lan can cùng với dây cáp bảo vệ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Theo người dân, ngày trước không có lan can nhưng cây cầu thẳng dễ lưu thông. Còn hiện tại cầu có quá nhiều ổ gà, dễ gây tai nạn.
XEM THÊM: Nga điều một loạt vũ khí khủng tới tập trận ở Trung Quốc
Bà Trần Thị Tuyết (49 tuổi, thôn Tiến Thành, Tam Tiến) cho biết: "Do làm trụ đỡ cho lan can nên trên cầu xuất hiện nhiều "con lươn" nổi lên khiến cho việc chạy xe máy càng gặp khó khăn hơn, xe chạy qua vấp phải những “con lươn” này dễ mất thăng bằng và rơi xuống sông hơn".
XEM THÊM: Vụ "Thâm nhập tập đoàn mát-xa kích dục lớn nhất Cần Thơ": Lãnh đạo thành phố nói gì?
"Có dây cáp, nhưng do dây cáp thưa nên vẫn không hiệu quả, khi bị mất thăng bằng sẽ bị lọt tỏm giữa 2 dây rồi rơi xuống sông", ông Võ Văn Tây (40 tuổi) sống gần cầu Máng nhận định. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây đã có 16 trường hợp bị chết đuối khi quan cây cầu này. Bởi vậy thay vì gọi tên cầu Máng, người dân đặt cho cầu cái tên mới "Vĩnh biệt".
XEM THÊM: Quân đội vào làng người Việt ở Ukraine kêu gọi nhập ngũ