Đó là nhà hàng karaoke có tên Keangnam, nằm tại tòa nhà 34T4, Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Đây cũng là khu vực những người Hàn Quốc sống và làm việc tại Việt Nam khá đông, tạo thành một cộng đồng nhỏ.
Tủi phận khách Việt
Trước khi tới chốn ăn chơi, giải trí chuyên dành cho quý ông người Hàn trên, tôi được nghe nhiều mỹ từ về chốn này khi cậu bạn tôi - một người biết tiếng Hàn đã đôi lần được “ăn ké” khi đi phiên dịch cho khách Hàn. Nào là hát hò thoải mái, không giới hạn về thời gian; nhân viên phục vụ toàn các mỹ nữ, xếp hàng chọn thỏa sức; cả chuyện từ A - Z, chỉ cần đồng thuận là sẽ có ngay một đêm mặn nồng cùng các mỹ nữ... Tuy nhiên, khi tôi đến nơi thì thực tế lại khắt khe... hơn nhiều, chỉ đơn giản một lẽ, tôi là người Việt.
Lần đầu tôi tới đây là vào một buổi tối ngày đầu tháng 8.2014. Nhà hàng nằm trong một khu đô thị khá mới và quán mang một vẻ ngoài khá sang trọng. Nhà hàng nằm trong khuôn viên của một căn biệt thự rộng khoảng 100m2, đồ đạc đương nhiên là phù hợp với tiêu chuẩn phục vụ khách Hàn Quốc. Biển hiệu và nội thất bên trong đều tương ứng với ngôn ngữ và văn hóa xứ Hàn.
Tôi bước chân vào quán, dù cố tỏ vẻ tự tin của người có chút tiền của nhưng vẫn không tránh được cái nhìn dò xét từ đám nhân viên nơi đây: “Anh tìm ai ạ? Anh đã có khách ở trên đây chưa?” - “Tôi vào quán một mình”, tôi đáp lại. Lúc này, có đôi chút xét nét ném về phía tôi.
Ngồi được chừng 5 phút, một cô gái trong tà áo dài truyền thống của Việt Nam gõ cửa nhỏ nhẹ xin phép tôi được vào. Cô gái cao chừng 1,70m, gương mặt bầu bĩnh, tươi trẻ của độ tuổi 20 với nụ cười thân thiện. Sau vài câu chào hỏi, cô gái ngồi lại sau cái gật đầu từ tôi. Rượu Sochu được cô gái rót ra thành thục.
Những câu chuyện nhát gừng cứ diễn ra sau mỗi bài hát để xua đi sự im lặng và gượng gạo từ cả hai. Ý chừng thấy cô gái kém nhiệt tình, tôi gặng hỏi thì được câu trả lời: "Ở đây, bọn em chủ yếu tiếp khách Hàn. Có hôm đông quá, chủ quán còn không nhận cả khách Việt. Hôm nay, tại anh tới sớm và nói là sẽ có khách Hàn vào cùng nên em tiếp anh".
“Ngoài dịch vụ nhân viên hát cùng, ở đây còn có dịch vụ gì không em?” - tôi gạn hỏi.Lần thứ hai tôi quay lại, mọi chuyện không khá hơn là mấy dù đã có 2 đồng nghiệp nam đi cùng. Khổ một nỗi, vì tất cả vẫn là người Việt nên sự tiếp đón ở đây - đặc biệt là các cô nhân viên phục vụ - chẳng mấy nhiệt tình nên nhóm chúng tôi cũng nhanh chóng rút lui.
Sau này, khi đã thân thiết được với nhân viên có tên Ngọc, tôi mới được Ngọc tiết lộ: Mấy người Việt Nam vào trong quán mà kêu nhân viên phục vụ và hỏi chuyện qua đêm với nhân viên là người ta nghĩ ngay là công an. Hơn nữa, nhân viên ở đây không có lương, chủ yếu sống bằng tiền "bo" và tiền "đi khách". Vì vậy, họ không mặn mà chuyện "đi khách" Việt đâu, vì khách Việt không cho nhiều bằng khách Hàn.
Tôi làm... Thượng đếSau hai lần tiếp cận thất bại, tôi quyết định tìm tới phương án hai: Theo gót một quý ông Hàn Quốc đích thực. Để triển khai phương án này, tôi đã kết nối được với một người đàn ông đang làm giám đốc một công ty Hàn Quốc chuyên sản xuất đệm mút tại Gia Lâm.
Để tiện giao tiếp, vị này nói tôi cứ gọi là ông Lee. Do sống ở Việt Nam nhiều năm nên tiếng Việt của Lee cũng khá sõi. Lee đồng ý tham gia giúp đỡ chúng tôi trong công việc và thống nhất phương án giới thiệu tôi là trợ lý của ông và khi vào trong quán, ông Lee sẽ chỉ “bắn” tiếng Hàn.
Tối 7.8, tôi hộ tống vị giám đốc người Hàn của mình tới nhà hàng 34T4. Lần này, vẫn là 3 người đàn ông nhưng nhờ chất Hàn của vị giám đốc mà chúng tôi được đón tiếp long trọng hơn. Ngay khi bước chân vào tầng 1, đám nhân viên nữ đứng chờ được khách chọn phục vụ đã cúi gập người xuống chào theo văn hoa xứ Hàn – khác hẳn với sự thờ ơ những lần trước.
Sau khi đã yên vị tại một căn phòng trên tầng 3, chúng tôi được những nam phục vụ tại đây hỏi về các nhu cầu. Sau đó, họ hỏi chúng tôi muốn chọn nhân viên nào. Một người trong nhóm chúng tôi gọi anh chàng phục vụ ra và hỏi: “Ở đây, ngoài hát ra, nhân viên nữ có đi qua đêm với khách không?”. Lúc này, cậu phục vụ trả lời: "Dạ, cái này anh cứ thỏa thuận riêng với nhân viên ạ! Bọn em không can thiệp ạ".
Lúc này, theo đúng kịch bản, Ngọc được nghe câu chuyện về một chuyến tiếp khách lớn sắp tới của chúng tôi nên cần những chốn giải trí như thế này để phù hợp với văn hóa của người Hàn. Và tất nhiên là sau đó, sẽ có cả những chuyến qua đêm với khách. Lúc này, Ngọc đã cởi mở hơn và khẳng định: Chỉ cần chúng tôi đưa khách Hàn đến thì mọi dịch vụ đều có thể thu xếp.
“Nếu anh đưa khách Hàn đến, anh chỉ cần nói với nhân viên lúc họ đứng cho anh chọn là: Bây giờ, ai đi được qua đêm thì đứng qua một bên. Khi đó, anh thỏa sức chọn. Có cả 50 người cho anh chọn luôn” - Ngọc tiếp.
Để kiểm chứng lời Ngọc, tôi thu xếp để vị giám đốc người Hàn của tôi rút lui trước. Sau đó, tôi được cử ở lại với nhiệm vụ “kiểm tra chất lượng” của Ngọc. Câu chuyện nhanh chóng đi tới đích với cái giá được đưa ra. Ngọc cho hay: "Em đi nhanh là 100 USD còn qua đêm là 200 USD. Ở đây, bọn em được thanh toán bằng tiền USD quen rồi nên cứ vậy mà quy ra anh nhé".
Những câu chuyện giữa tôi và Ngọc không đầu, không cuối. Khi đồng hồ chỉ 3h30, Ngọc nhắc khéo: "Nếu đi nhanh thì hết giờ rồi anh nhé! Anh muốn em qua đêm cũng được".