Châu Á những ngày gần đây chấn động vì vụ phát hiện dầu ăn "siêu bẩn" ở Đài Loan, nhất là thông tin loại dầu này đã được xuất sang 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam
“Nguyên liệu” để sản xuất loại dầu này là rác thải hoặc thức ăn thừa mà các nhà bếp của quán ăn, nhà hàng thải ra
Váng dầu vớt từ cống rãnh, mỡ ôi thiu đổ đi, thậm chí cả xác động vật nhiễm bệnh cũng được cho là nguồn gốc của loại dầu ăn bẩn này
Tất cả “nguyên liệu” được thu gom từ các thùng rác, container rác, cống… mang về điểm sản xuất, nơi có những dụng cụ chế biến cáu bẩn đến mức chỉ nhìn đã buồn nôn
Những chất thải cả thể rắn và thể lỏng đó được nấu và khuấy lên trong những bể xi măng. Chất dầu, mỡ sẽ nổi lên trên
Người chế dầu bẩn dùng vợt để vớt lên những rác thải dạng rắn như xác động vật chết, xương, túi nylon…
Sau đóm họ gạn lấy phần dầu mỡ bên trên, lọc qua lần nữa. Chúng có màu sẫm trông khá kinh dị, mùi hôi khó chịu
Để có thể tung ra thị trường, “nhà sản xuất” còn có thêm công đoạn tẩy màu và mùi bằng hóa chất. Khi đó, dầu bẩn từ cống rãnh sẽ có màu sắc không khác mấy so với dầu bình thường
Sản phẩm được đóng gói và bán với giá rẻ cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn vỉa hè hay người tiêu dùng bình dân. Người tiêu dùng không bao giờ ngờ được chai dầu mình mua lại được chế biến theo cách rùng rợn như thế này
Không chỉ người bản xứ, mà cả khách du lịch khắp nơi trên thế giới cũng có thể nạp loại dầu siêu bẩn ấy vào người khi nếm thử các món ăn đường phố ở Đài Loan
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan cho biết có tới hơn 1.200 doanh nghiệp địa phương sử dụng dầu bẩn do Tập đoàn Chang Guann sản xuất, trong đó có cả những doanh nghiệp lớn, nổi tiếng. Nhưng tập đoàn đó chỉ là một trong những cơ sở sản xuất dầu bẩn. Còn có nhiều điểm sản xuất khác nhỏ lẻ hơn
Mỹ, Pháp, Úc, New Zealand, Brazil, Chile, Argentina, Nam Phi, Singapore, Hong Kong, Trung Quốc và… Việt Nam là những quốc gia và vùng lãnh thổ mà loại dầu ăn này đã “đổ bộ”