Theo đó, tên lửa Dnepr của Nga và Ukraine, một loại tên lửa được phát triển trên nền tảng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-20B (theo định danh của NATO là SS-18 Satan), sẽ được phóng tại vùng Orenburg.
Vụ phóng tên lửa lần này sẽ có nhiệm vụ đưa vệ tinh viễn thám ASNARO của Nhật Bản vào quỹ đạo.
Tên lửa Dnepr nằm trên bệ phóng.
Công ty Vũ trụ quốc tế (ISC) Kosmotrans, bao gồm cả chuyên gia Nga và Ukraine, trước đó đã phát triển tên lửa Dnepr dựa trên nền tảng RS-20. Đợt phóng thử nghiệm đầu tiên của tên lửa này đã được thực hiện ở Trung tâm vũ trụ Baikonur.
Tên lửa Dnepr có thể mang theo vệ tinh tới đích rất nhiều tọa độ trong không gian, chủ yếu ở tầng quỹ đạo thấp, bao gồm 50,5, 64,5, 87,3 và 98 độ. Do được phát triển trên nền tảng tên lửa đạn đạo nên Dnepr có thể được phóng từ các hầm ở dưới đất.
Tên lửa là sản phẩm chung của công ty liên doanh Nga và Ukraine Kosmotran
Theo Spaceflight, tên lửa Dnepr là một loại tên lửa đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn, 3 kỳ, có trọng lượng 211.000 kg, cao 34,4 mét, đường kính 3 mét. Từ năm 1999 đến nay, đã có 20 lần phóng thành công loại tên lửa Dnepr, trong đó chỉ có 1 lần vào năm 2006 là bị thất bại.
>> Ukraine chế xe vũ trang “Bọ cạp” chống pháo “Mưa đá” phe nổi dậy
Chuyến bay đầu tiên của Dnepr mang theo vệ tinh UoSat-12, Hãng Công nghệ Vệ tinh khảo sát của Anh phát triển. Chỉ một năm sau, Dnepr tiếp tục phóng thành công 5 vệ tinh cùng lúc vào quỹ đạo. Kể từ đó, Dnepr thường được sử dụng phóng nhiều vệ tinh trong một chuyến bay.