Nhiều người cho tằng điều đó là bất hợp pháp khi cố tình quảng cáo trên sách giáo khoa được cung cấp bởi chính phủ.
Cuốn sách giáo khoa tiếng Anh được sử dụng cho các học sinh trung học ở Triệu Khánh chứa một số quảng cáo về các sản phẩm hỗ trợ học tập đắt tiền, các sản phẩm văn phòng phẩm…
Trong cuốn sách có ba trang chỉ nguyên các nội dung quảng cáo về các thiết bị hỗ trợ học tập. Ngoài ra, sáu trang cuối cùng của cuốn sách giáo khoa 144 trang đã được biến thành mục bổ sung quảng cáo, rao bán các sản phẩm khác từ nhà xuất bản của cuốn sách.
Một giáo viên tại trường trung học Triệu Khánh giải thích rằng cá nhân nhà trường không có bất kỳ quyền quy định loại sách giáo khoa nào được sử dụng cho học sinh của mình.
Còn theo phát ngôn viên của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục - nhà xuất bản của cuốn sách giáo khoa gây tranh cãi, quảng cáo là một hình thức dịch vụ sau bán hàng. Người phát ngôn còn nhấn mạnh rằng tất cả các nội dung đề nghị trong "bổ sung quảng cáo" đều có liên quan đến giáo dục. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc đã công khai chỉ trích luận điểm này và hành động sai trái của nhà xuất bản cuốn sách giáo khoa.
Trong năm 2011, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã đưa ra một tập hợp các hướng dẫn cho các nhà xuất bản sách giáo khoa giáo dục và bắt buộc tuân theo. Những nguyên tắc này quy định rằng sách giáo khoa không được chứa bất kỳ hình thức quảng cáo nào.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những vụ sách giáo khoa cho trẻ em kém chất lượng.
Trong năm 2013, Sở Giáo dục tỉnh Hồ Bắc đã mua hơn 3,2 triệu bản lậu của bộ từ điển Trung Quốc cho học sinh. Các từ điển chứa lỗi nhiều hơn 20 lần so với bản gốc. Các cán bộ có liên quan đã bị khiển trách sau đó.
Vào tháng 9 năm nay, nhiều bản sao chép lậu sách giáo khoa được dùng cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang phía đông bắc của Trung Quốc. Rất nhiều lỗi đã được tìm thấy trong các bản sao lậu, kỳ quặc là những cuốn sách lậu được bán với giá cao hơn so với bản gốc.