Năm nay, Cuộc thi cấp quốc gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh có hơn 60 đội tham gia. Các đội đạt giải Nhất, Nhì, Ba của cuộc thi cấp quốc gia sẽ có cơ hội được tham dự cuộc thi Robotics cấp quốc tế tại Kualalumpua – Malaysia vào ngày 30.11.2014.
12 thành viên Đội tuyển Robotics của Trường THCS Đoàn Thị Điểm trước ngày lên đường tham gia Cuộc thi
Đội tuyển Robotics của Trường THCS Đoàn Thị Điểm gồm 12 em được chia thành 4 đội, mỗi đội 3 em. 12 “chuyên gia robot nhí” này là những học sinh xuất sắc được lựa chọn để tham gia Cuộc thi, trong đó có những em đã từng đạt các giải thưởng về Tin học trẻ như em Nguyễn Tiến Hoàng Đạt, học sinh Lớp 6c3, có em từng tham gia và đoạt giải Robothon năm trước như em Nguyễn Tùng Sơn...
Tiếp xúc với các em, chúng tôi đều nhận thấy ở các em niềm đam mê tin học và công nghệ. Cùng tham gia với Đội 4, chúng tôi đã có một trải nghiệm thú vị, các em nhỏ thực sự là các “chuyên gia”. Các em hiểu khá rõ khả năng ứng dụng tin học trong đời sống, cụ thể là trong “Quản lý rác thải đôi thị” theo như chủ đề của Cuộc thi năm nay.
Chứng kiến các em luyện tập, chúng tôi cảm thấy ước mơ trở thành các nhà lập trình và chế tạo robot trong tương lai của các em thật gần. Vừa thao tác trên máy tính Nguyễn Tiến Hoàng Đạt vừa nói: với chủ đề “Quản lý rác thải đô thị” em cho biết mình và các bạn trong Đội sẽ lập trình để Robot có thể thực hiện đúng và đủ các bước đi và đặc biệt phải thực hiện chính xác các thao tác thu gom rác trong thời gian nhanh nhất. Toàn bộ phần mềm này sẽ được các em nhập vào robot để thực hiện trên sa bàn trong cuộc thi.
Các thành viên Đội 4, đội duy nhất có 1 thành viên nữ.
Nguyễn Tùng Sơn thành viên thứ 3 của Đội 4 là người đã từng tham gia cuộc thi Robot của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm. Với kinh nghiệm từng tham gia thi năm ngoái Sơn cho rằng để có thể thắng các đối thủ thì yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công là sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong nhóm khi thao tác di chuyển robot.
Trong số 12 bạn xuất sắc được lựa chọn thi đấu năm nay có duy nhất Nguyễn Minh Ngọc học sinh lớp 7 của trường là nữ. Trong khi Hoàng Đạt, Tùng Sơn đang lập trình và cài đặt phần mềm cho robot thì Nguyễn Minh Ngọc thực hiện việc lắp ráp robot phần thân dưới và dây. Ngọc cho biết, điều quan trọng nhất trong khâu của em là làm sao cho phần nối dây không bị rơi và hỏng. Phần việc này cũng cần phải rất nhanh và chính xác để robot có thể hoạt động tốt. Việc lắp ráp robot cũng cần phải rất nhanh và chính xác thì robot mới hoạt động tốt.
Trong những ngày luyện tập cuối cùng này, các “chuyên gia robot nhí” hoàn toàn tập trung vào chiếc máy tính và những linh kiện để lắp ráp nên robot, đến giờ giải lao, khi các thầy cô mang đồ ăn nhẹ vào thì có “chuyên gia” quên cả ăn, có “chuyên gia” vừa tranh thủ ăn, vừa tiếp tục luyện tập.
Các “chuyên gia nhí” khá căng thẳng khi tính toán cho từng bước di chuyển của Robot.
Giờ giải lao, có “chuyên gia” quên cả ăn, có “chuyên gia” vừa tranh thủ ăn, vừa tiếp tục luyện tập.
Theo thầy Giang Văn Bắc – Giảng viên công nghệ thông tin, Phụ trách Đội tuyển Robotics của trường: Phong trào Robotics ở miền Bắc so với khu vực miền Trung và miền Nam chưa phát triển bằng song Đội tuyển của trường sau một thời gian luyện tập đã được đánh giá khá cao. Các em rất nỗ lực, quyết tâm và nhà trường cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em tập luyện, phát huy hết khả năng. Bình thường, Câu lạc bộ Robotics học 1 tuần một buổi, nhưng để chuẩn bị cho Cuộc thi Robotics Quốc gia 2014, sau khâu tuyển chọn rất kỹ lưỡng, Đội tuyển được tập trung riêng và tăng cường các buổi luyện tập.
Ngày thi đấu đã tới gần, tất cả các “chuyên gia robot nhí” trong đội tuyển của trường đều háo hức, chờ đón tới ngày thi đấu.
Các “chuyên gia robot nhí” với mô hình robot trên sa bàn.