Dân Việt

Phòng bệnh tốt là yếu tố tiên quyết để đạt được thành công trong chăn nuôi

Bùi Hồng Liên 22/12/2014 14:40 GMT+7
Từ hai bàn tay trắng, vốn liếng không có, giờ đây anh Dũng đã trở thành ông chủ của trang trại gà với thu nhập từ 900 triệu đồng đến một tỷ đồng mỗi năm, là thanh niên tiêu biểu trong lao động sản xuất, làm giàu cho gia đình và quê hương. “Phòng bệnh tốt là yếu tố tiên quyết để đạt được thành công trong chăn nuôi” - anh Hoàng Tiến Dũng (Chủ trang trại gà tại xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ.

Về vấn đề phòng dịch bệnh trong nuôi gà, anh Dũng đã chia sẻ với PV Dân Việt về một số bệnh thường gặp ở gia cầm và cách điều trị, phòng bệnh. Một số bệnh thường gặp ở gia cầm như: Niucatxơn, Marek,…

Anh Dũng cho biết, thứ nhất về bệnh Niucatxon ( Newcastle) hay còn gọi là bệnh “ dịch tả gà”, bệnh gà rù với các triệu chứng bên ngoài như gà ủ rũ, phân trắng hoặc hơi xanh, thở khó, giai đoạn cuối gà có triệu chứng thần kinh: đi siêu vẹo, cổ ngoẹo sang một bên, mổ không trúng thức ăn.

img

Nhờ phòng bệnh tốt, trại gà với số lượng "khủng" của anh Dũng đem lại thu nhập cao cho anh và gia đình. (Ảnh: HL)


Về nguyên nhân gây bệnh, anh chia sẻ: bệnh Niucatxon rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc giữ gà bệnh và các con gà khỏe. Lây truyền giữa các trại do tiếp xúc giữa gà bệnh với gà khỏe. Lây truyền do chim hoang dại nhiễm bệnh bay từ trại này sang trại khác. Có thể lây do vacxin đã nhiễm mầm bệnh từ trong trứng. Thời gian nung bệnh từ 3-6 ngày.
 

Anh chia sẻ thêm đối với những người chăn nuôi nhỏ, phương pháp chẩn đoán chủ yếu là dựa vào triệu chứng lâm sàng: phân loãng, xanh,vàng, lù dù cả đàn, tỷ lệ chết cao, bệnh kéo dài có triệu chứng thần kinh. Đặc biệt là bệnh tích xuất huyết ở dạ dày tuyế, xuất huyết ở ống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn.

Để điều trị bệnh Niucatxơn, anh Dũng chia sẻ: “Không có thuốc đặc hiệu điều trị được bệnh Niucatxon. Tuy nhiên, có thể dùng một số loại thuốc dân gian, kháng sinh điều trị các loại vi khuẩn kế phát cho kết quả nào đó trong chăn nuôi nhỏ gia đình.”

Bà con nông dân nên dùng kháng thể Gumboro, cho uống với liều lượng:

Gà dưới 500g: 0.5ml/con. Gà trên 500g: 1ml/con.

Đồng thời, bà con cũng nên dùng các loại kháng sinh phổ thông như: Tetracylin, Ampicilin, Gentamycin, Enrofloxacin để ngăn chặn vi khuẩn kế phát. Anh Dũng còn cho biết thêm về việc dùng các loại thuốc bồi dưỡng tăng cường sức đề kháng.

Bên cạnh công tác điều trị, công tác phòng bệnh cũng vô cùng quan trọng. Để phòng bệnh Niucatxơn cần dùng vacxin( theo lịch) và thực hiện tốt vệ sinh an toàn sinh học.

Thứ hai về bệnh Marek, anh Dũng cho biết các phương thức lây truyền bệnh như qua đường hô hấp, gà hít thở phải mầm bệnh vì mầm bệnh luôn có mặt trong không khí và các tế bào nang lông. Ngoài ra người chăn nuôi cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và dụng cụ vệ sinh bởi bệnh cũng có thể lây nhiễm qua dụng cụ hoặc người chăn nuôi.

Gia cầm bị mặc bệnh Marek thường xuất hiện một số triệu chứng như gà bị ủ rũ, xù lông, sã cánh nhẹ, loạng choạng, nhiều con chết không có triệu chứng bệnh tích điển hình. Hoặc cũng có khi gà thấy có triệu chứng thần kinh như bị liệt chân và cánh với tư thế rất điển hình là: một chân duỗi thẳng căng ra phía trước, chân còn lại bị duỗi căng ra phía sau, xuất hiện các khối u ở trên da. Đồng tử mắt bị biến đổi, thủy tinh thể đục, mống mắt chuyển sang màu vàng, thậm chí có con bị mù, gà chết gầy và xơ xác.

Để phòng chống bệnh Marek, theo anh Dũng cần sát sao khâu vệ sinh, trước khi ấp phải xông trứng cẩn thận, vệ sinh khu nhà ấp. Chuẩn bị chuồng nuôi gà con theo đúng nguyên tắc thú y. Vệ sinh chuồng nuôi luôn phải sạch sẽ. Phun sát trùng chuồng trại định kì, vệ sinh thức ăn nước uống. Không chuyển gà vào chuồng có nhiều lứa tuổi khác nhau và chuồng có vấn đề về bệnh Marek. Cần tiêm vacxin Marek vào lúc gà 1 ngày tuổi.