S-300 Vòm sắt của bầu trời
Cuối tháng 5.2013, thông tin về việc hệ thống phòng không tầm xa S-300 của Nga cập cảng Tartus, Syria khiến chính giới Israel và đồng minh thân cận Mỹ giật mình. Ngay lập tức, Israel dọa sẽ tấn công phủ đầu khi hệ thống này chưa được triển khai hoàn chỉnh trên đất Syria.
Trước đó, Nga đã tuyên bố sẽ cung cấp cho Syria 6 giàn tên lửa phòng không S-300 PMU (theo hợp đồng ký kết năm 2010, trị giá ước 900 triệu USD, bất chấp phàn nàn từ châu Âu, và nhất là sau việc EU dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria |
Để tránh làm phức tạp thêm tình hình, đích thân Tổng thống Nga đã lên tiếng trấn an rằng: “Chúng tôi không muốn phá vỡ cán cân sức mạnh trong khu vực. Hợp đồng (bán S-300 cho Syria) đã được ký mấy năm trước. Hiện nó còn chưa được thực hiện”.
Là nhánh được biên chế cho lục quân, S-300V sử dụng radar kênh 9S32-1. S-300V có khả năng chống lại các mục tiêu trên không với tầm tối đa là 100km, đầu đạn nặng 150kg với 7 biến thể từ S-300VM đến S-300VMD. Hệ thống này được bố trí trên xe bánh xích MT-1, S-300V có tính cơ động cao, băng đồng tốt hơn loại được bố trí trên xe bánh lốp.
Trong khi đó, S-300F là biến thể dùng trong hải quân có tên lửa 5V55RM tầm hoạt động 7-90km. Radar của tổ hợp S-300F dẫn hướng điều khiển với phương thức bán chủ động giai đoạn cuối. Biến thể cuối của hải quân là S-300FM với tính năng kỹ chiến thuật được nâng cao, như tên lửa mới 48N6 có tốc độ Mach 6 (khi áp sát mục tiêu lên đến Mach 8,5).
Sự việc đã tạm lắng nhưng qua đây cũng có thể thấy danh tiếng của hệ thống S-300 đã gây áp lực khủng khiếp như thế nào lên Israel. Phản ứng của Israel lần này cũng giống như những lần trước đây nước này tìm mọi cách ngăn cản Nga thực hiện hợp đồng bán hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P cho Syria. Vậy S-300 và Bastion-P có sức mạnh như thế nào khiến cho Nhà nước Do Thái đứng ngồi không yên?
S-300 (SA-20) được coi là hệ thống tên lửa phòng không cơ động, đa kênh dùng để tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương trong hiện tại và tương lai, gồm các loại máy bay chiến lược và chiến thuật, các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, chiến dịch - chiến thuật ở mọi dải độ cao, vận tốc, trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ, chiến thuật khác. Theo thông số do nhà sản xuất công bố, S-300 có thể bắn hạ các mục tiêu cách xa 150km ở độ cao 27km, với 48 tên lửa trên một tổ hợp, thời gian triển khai cực nhanh (chỉ 5 phút).
Nhìn chung, “gia phả” của S-300 có ba nhánh chính gồm: S-300V sử dụng trong lục quân, S-300F dành cho hải quân, và S-300P dùng cho phòng không. Các biến thể cải tiến được trang bị tên lửa khác nhau. Các đầu đạn tên lửa của S-300 nặng khoảng 100 - 143kg cho từng loại, tất cả được trang bị một kíp nổ cận đích (phát nổ khi tới gần mục tiêu) và một kíp nổ tiếp xúc.
Cùng với đó, khi hệ thống radar cũng được “tân trang” để theo kịp những bước phát triển của chiến tranh điện tử. Radar của hệ thống có khả năng đồng thời theo dõi 24 mục tiêu, dẫn 4 tên lửa tới 4 mục tiêu. Tính năng cùng một lúc dẫn nhiều tên lửa tới nhiều mục tiêu so với khả năng dẫn mỗi lần 3 tên lửa cho 1 mục tiêu duy nhất của SAM-2, thì quả là bước nhảy vọt.
Tên lửa 48N6 khai hỏa Kích thước: chiều dài 7,5m, đường kính 0,519m; trọng lượng: 1.800-1.900kg; trọng lượng phần chiến đấu: 145kg; tầm bắn: 150km; tốc độ: 2.100m/s; quá tải: 25G |
Để gia tăng tính năng, các tên lửa được phóng thẳng đứng (phóng lạnh), sau khi rời khỏi bệ phóng mới kích hoạt động cơ để tăng tốc và hướng về mục tiêu. Ưu điểm của hệ thống phóng lạnh là nâng cao tuổi thọ của bệ phóng và giảm tối thiểu các rủi ro khi triển khai tên lửa.
So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì S-300 PMU1 vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.
Dù chưa một tổ hợp tên lửa S-300 nào khai hỏa trong thực chiến, nhưng nó vẫn được coi là hệ thống phòng không rất có năng lực, được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Cách đây không lâu, vào các ngày 4 và 5.5.2013, Israel đã tiến hành không kích Trung tâm nghiên cứu tại Jamraya, ngoại ô thủ đô Damascus của Syria.
Chiến dịch không kích của Israel toàn thắng. Hệ thống phòng không của Syria lúc đó gần như bất lực trước hoạt động quân sự của Israel. Thế nhưng, nếu sớm triển khai S-300, cơ hội để Không quân Israel “làm mưa, làm gió” trên bầu trời Syria sẽ về không. Thậm chí, được thiết kế là hệ thống phòng thủ, nhưng khi bố trí ở Syria, S-300 sẽ đóng vai trò của một “vũ khí tấn công” nếu chính quyền Damascus có ý định “đóng cửa” không phận Israel. Do đó, ta có thể thấy lời dọa dẫm “tấn công phủ đầu” của giới tướng lĩnh Israel hoàn toàn dễ hiểu.
Bastion-P Lá chắn thép trên bờ biển
Đến nay, thông tin về việc có hay không hệ thống S-300 ở Syria còn hết sức mập mờ. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, hệ thống Bastion-P đã được biên chế trong quân đội Syria. Cuối năm 2011, Syria đã khéo léo khoe sự hiện diện của hệ thống phòng thủ bờ biển này trong một cuộc tập trận hiệp đồng quân binh chủng. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của “lá chắn thép” này chính là một tác nhân chủ chốt kìm hãm tham vọng của Mỹ và NATO trong âm mưu can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria kéo dài hơn 2 năm qua.
Theo tính năng kỹ chiến thuật mà nhà sản xuất công bố, hệ thống Bastion-P có tầm bắn ngoài đường chân trời (300km, khoảng 162 hải lý). Đây chính là con số mà Mỹ và NATO phải tính tới, bởi một khi họ muốn lập “vùng cấm bay” ở Syria - như những gì đã làm ở Nam Tư, Iraq, Libya - thì phải dùng đến tàu sân bay. Thế nhưng, đưa các biên đội tàu sân bay lọt vào tầm bắn 300km của Bastion-P là việc quá mạo hiểm.
Một hệ thống Bastion bao gồm: Các tên lửa trong ống phóng; các tổ hợp phóng; các xe điều khiển tác chiến; các xe vận tải tiếp đạn; máy điều chỉnh đồng bộ thông tin các phương tiện tác chiến với trạm chỉ huy trung tâm; máy bay chỉ thị mục tiêu |
Bastion-P xứng với nghĩa là “pháo đài” hay “lá chắn thép” trên bờ biển. Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển do Nga thiết kế và chế tạo. Một tổ hợp chiến đấu Bastion-P gồm có các xe chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và quan trọng nhất là xe bệ phóng, lắp trên khung gầm 8 bánh lốp, với 2 ống phóng tên lửa chống hạm. Nhờ đó, Bastion-P có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ, để trong 5 phút là sẵn sàng phóng loại tên lửa có sức mạnh ghê gớm Yakhont, tiêu diệt các mục tiêu đe dọa an ninh từ phía biển.
Tên lửa của hệ thống này mang tên Yakhont (nghĩa là “hồng ngọc”, biến thể xuất khẩu của tên lửa Onyx, “Bạch ngọc”) nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250kg. Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.
Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy”.
Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 1987, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15km).
Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương.
Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu.
Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải... Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó khi tác chiến, kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”.