Tính từ Tết Nguyên đán đến nay, điện ảnh Việt Nam đã cho ra mắt 7 bộ phim “16+” (không dành cho khán giả dưới 16 tuổi), gồm Cô dâu đại chiến 2, Mất xác, Đoạt hồn, Hiệp sĩ mù, Bước khẽ đến hạnh phúc, Lạc giới và mới đây nhất là Hương Ga. Những tác phẩm này đều có những cảnh hoặc khêu gợi giới tính, hoặc bạo lực - kinh dị.
Trước đây, phim Việt gần như không phân loại độ tuổi. Những tác phẩm bị liệt vào danh sách “có yếu tố bạo lực - sex, vi phạm thuần phong mỹ tục” sẽ không thể ra rạp. Nhưng từ khi gia nhập WTO, luật điện ảnh sửa đổi đã cung cấp thêm công cụ cho việc kiểm duyệt, tạo cơ hội cho nhiều bộ phim "nhạy cảm" đến được với công chúng. Các tác phẩm điện ảnh bắt đầu được phân loại khán giả.
Theo anh, việc dán nhãn “16+” hoặc “18+” cho một bộ phim trong nước sẽ dẫn đến hai khả năng: “Có thể khán giả tò mò tìm đến bộ phim để xem vì sao bị dán mác, nhờ vậy mà phim thu hút được lượng lớn khán giả. Nhưng ngược lại, đây cũng là con dao hai lưỡi vì phim có thể mất đi một lượng khán giả nhất định”.
Theo khảo sát tại các cụm rạp của CGV - hệ thống rạp chiếu phim lớn nhất trong nước hiện nay, tỷ lệ khán giả đi xem phim ngoài rạp trong độ tuổi từ 18 đến 29 chiếm 71%. Thống kê ở Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội) cũng cho thấy khán giả dưới 16 tuổi chiếm gần 40% và chủ yếu đi xem phim vào ban ngày, lượng khán giả trên 16 vẫn vượt trội với hơn 60%.
"Bước khẽ đến hạnh phúc" của đạo diễn Lưu Trọng Ninh được "quảng cáo" là có cảnh khỏa thân của Ngân Khánh và Quách Ngọc Ngoan.
Chính vì tỷ lệ phần trăm khá chênh lệch, lượng khán giả trên 16 vẫn chiếm phần đông nên việc dán nhãn cho một bộ phim thường kích thích, lôi kéo lượng người xem tới rạp hơn. Anh Thành, một khán giả 24 tuổi ở TP HCM, nhận định: “Tâm lý người Việt thường rất tò mò. Có thể một phim Việt ra rạp mà nhìn poster hay trailer không mấy hấp dẫn thì khó kéo được người xem ra rạp. Nhưng giả dụ nó được gắn thêm mác ‘16+’ thì sẽ có rất nhiều người hiếu kỳ, chờ đón các cảnh nóng hay cảnh bạo lực”.Trên thế giới, việc phân loại phim ở mỗi nền điện ảnh là khác nhau nhưng hệ thống phân loại phim của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ được coi là phổ biến nhất. Hệ thống này chia các phim làm 5 mác, gồm “G” (Dành cho mọi đối tượng), “PG” (Một số hình ảnh có thể không thích hợp cho trẻ em), “PG-13” (Trẻ em dưới 13 tuổi cần có cha mẹ hay người giám hộ xem kèm), “R” (Không dành cho người dưới 16 tuổi mà không có cha mẹ xem kèm) và “NC-17” (Không dành cho khán giả dưới 17 tuổi).
Trong một cuộc họp hồi đầu năm nay, Cục Điện ảnh từng tuyên bố dự kiến vào tháng 2/2015 sẽ có hệ thống phân loại phim chi tiết hơn, thay vì chỉ có hai loại là phim cho tất cả khán giả và phim “16+” như hiện nay.