Bản kiến nghị cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và Dự thảo này cũng được nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đưa ra các khuyến nghị sửa đổi sau khi lắng nghe trực tiếp ý kiến của người dân và chính quyền nhiều địa phương. Tuy nhiên, những điều chỉnh trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất được trình để Quốc hội xem xét vẫn chưa phản ánh đầy đủ những nguyện vọng xác đáng của người dân.
Tham vấn ý kiến người dân về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại xã Xuân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình). Ảnh: Mậu Tài. |
Có ba lý do chính được Bản kiến nghị đưa ra:
Thứ nhất, cơ chế Nhà nước thu hồi đất cần được vận hành thống nhất với quy định của Hiến pháp về quyền của Nhà nước đối với việc trưng thu, trưng dụng, trưng mua tài sản của người dân khi pháp luật đã thừa nhận quyền sử dụng đất là tài sản của hộ gia đình, cá nhân.
Vấn đề này còn đang được thảo luận trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Do, đó việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) cần được lùi lại chờ Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi để đảm bảo tính hợp hiến.
Thứ hai, sự tham gia của người dân (nơi có đất) là một yếu tố quyết định tính đồng thuận của xã hội, giúp giảm khiếu kiện. Tuy nhiên, Dự thảo chưa có những đổi mới tương xứng để khẳng định quyền tham gia của người dân vào các quyết định của Nhà nước về đất đai, vào quá trình quản lý đất đai, giám sát việc thực thi pháp luật đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Thứ ba, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn rất nhiều quy định về các cơ chế quan trọng chưa nhận được ý kiến tán thành của người dân, chưa tiếp thu được các kinh nghiệm hữu ích từ các nước có hoàn cảnh tương tự, chưa tiếp nhận được các kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về Việt Nam. Các cơ chế đặc biệt cần tiếp tục phải nghiên cứu thấu đáo và tiếp tục điều chỉnh (…).
Trước lo lắng của một số Đại biểu Quốc hội về một khoảng trống pháp lý nếu không thông qua dự luật Đất đai trong kỳ họp này, Bản kiến nghị khẳng định:
Việc chưa biểu quyết Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại Kỳ họp Quốc hội lần này tuyệt đối không có khoảng trống pháp luật nào tồn tại sau ngày 15.10.2013, vì pháp luật đất đai hiện hành có quy định là khi hết thời hạn sử dụng thì người nông dân được gia hạn tự động mà không cần bất cứ một thủ tục hành chính nào (Khoản 1 Điều 34 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thị hành Luật Đất đai)" và Quốc hội cũng không cần ban hành bất kỳ văn bản hỗ trợ nào.
Kết luận của Kiến nghị ghi rõ: “Chúng tôi trân trọng kính đề nghị Quốc hội sẽ lắng nghe và chấp nhận đề nghị chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) trong kỳ họp lần này để có đủ điều kiện phù hợp Hiến pháp và có thêm thời gian nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng những quy định sẽ tác động đến đời sống của đa số người dân".
Danh sách các tổ chức, cá nhân đồng thuận gửi Bản kiến nghị (CƠ QUAN/ TỔ CHỨC Đại diện/Chức danh):
1 Viện Tư vấn phát triển (CODE) Ông Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng.
2 Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) Ông Hoàng Mạnh Quân – Giám đốc CÁC ĐƠN VỊ THUỘC LIÊN MINH ĐẤT ĐAI Đại diện/Chức danh
3 Trung tâm nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD) Ông Phạm Văn Thành - Giám đốc
4 Trung tâm Dân số, Môi trường & Phát triển (PED) Ông Đỗ Đức Khôi - Giám đốc
5 Trung tâm tư vấn truyền thông và phát triển (CCDC) Ông Lê Đức Lưu - Giám đốc
6 Trung tâm ứng dụng công nghệ phát triển cộng đồng asiaplant (Asiaplant) Ông Bùi Khắc Vư - Giám đốc
7 Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ dự án phát triển nông thôn (RDP). Bà Vũ Thị Ngọc Lan - Giám đốc
8 Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC). Bà Nguyễn Ngọc Lan - Phó Giám đốc.
9 Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa & Phát triển (CIRD). Ông Ngô Văn Hồng - Giám đốc
10 Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Bà Đặng Phương Hoa.
11 Hội nghề cá Việt Nam (VINAFISH) Ông Võ Văn Trác - Phó Chủ tịch thường trực.
12 Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu & Phát triển bền vững Ông Nguyễn Mộng Cường - Giám đốc
13 Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD) Ông Tạ Long - Giám đốc
14 Trung tâm nghiên cứu chính sách và pháp luật phát triển bền vững (LPSD) Ông Đặng Đình Bách - Giám đốc
15 Trung tâm Phát triển Cộng đồng bền vững (SCODE) Bà Ngô Thị Lan Phương - Giám đốc
16 Trung tâm hỗ trợ các Chương trình phát triển (CSDP) Ông Lê Quốc Hùng - Giám đốc.
17 Trung tâm hỗ trợ Năng lực và Hợp tác cộng đồng (ACEP) Ông Đào Trần Phương - Giám đốc.
18 Trung tâm Tư vấn Quản lý & Đào tạo - Viện Quản lý Kinh tế TW. Ông Chu Tiến Quang - Giám đốc
Hoàng Sơn