Dân Việt

Ngán ngẩm những lỗi sai ngớ ngẩn có một không hai trên các cuốn sách

Hà Minh (tổng hợp) 08/11/2014 07:10 GMT+7
Từ trước đến nay, sách vốn được xem là một nguồn cung cấp tri thức chính thống và chuẩn nhất. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cuốn sách làm ẩu, vướng phải nhiều lỗi sai ngớ ngẩn khiến người sử dụng lắc đầu ngán ngẩm.
Cầm sách nhưng không biết của nhà xuất bản nào

Lỗi sai sót hài hước, ngớ ngẩn nhất gần đây được độc giả Vietnam+ phát hiện trên cuốn sách “Lịch sử và nghệ thuật ca trù” (một tác phẩm thuộc “Dự án công bố, phổ biến tài sản văn hoá, văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam”).
img
Bìa chính in Nhà Xuất bản Văn hóa dân tộc, nhưng bìa phụ lại ghi Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin khiến độc giả không biết cuốn sách của Nhà xuất bản nào. Ảnh: Vietnam+
img
Cuốn "Chèo cổ xứ Nghệ" cũng có lỗi sai tương tự. Ảnh: Vietnam+

Lật ngược, lật xuôi cuốn sách, độc giả này không hiểu cuốn sách do đơn vị nào xuất bản bởi: Bìa ngoài cuốn sách ghi Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc nhưng bìa phụ bên trong lại đề tên Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Một sự cố tương tự như trên xảy ra ở một số tựa sách khác như “Chèo cổ xứ Nghệ” (bìa ngoài ghi Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, bìa trong lại chỉ đề tên đơn vị xuất bản là Nhà xuất bản Đại học Quốc gia).
img
Cuốn “Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông” ghi thời gian in và nộp lưu chiểu là quý 2 năm 20121. Ảnh: Vietnam+

Ngoài ra, độc giả này còn cho biết thêm, trong cuốn “Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông” ghi thời gian in và nộp lưu chiểu là quý 2 năm 20121, cuốn “Nghề và làng nghề thủ công ở Thái Bình” có 272 trang nội dung nhưng mục lục của sách lại chỉ thống kê đến trang 71…

Nhiều cuốn sách bị chỉ trích vì sai chính tả

Năm 2012, nhiều phụ huynh có con đang học lớp 1 phát hoảng khi phát hiện Vở luyện tiếng Việt (NXB Đà Nẵng) của con sai nhiều lỗi chính tả. Đó là các lỗi ghép phụ âm đầu "d" và "gi" và "n" biến thành "l".

Cụ thể, trong câu thơ "Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba" thì từ "giỗ tổ" được in thành "dỗ tổ". Trong phần luyện viết lẽ ra từ mẫu phải là "có giỗ" thì cuốn sách lại viết "có dỗ", hay đáng ra phải viết "cây nêu" lại được ghi thành "cây lêu".
img
Trong cuốn Vở luyện tiếng Việt (NXB Đà Nẵng), giỗ tổ" được in thành "dỗ tổ". Ảnh: VnExpress
img
Cây nêu thành cây lêu.

Sau khi thông tin được đăng tải,Nhà xuất bản Đà Nẵng xác định lỗi có thể từ bản thảo, khâu thẩm định, kiểm tra của biên tập viên. Do sách đã in sai thì không thể đính chính nên Nhà xuất bản phải thu hồi.

Ngoài cuốn “Vở luyện tập Tiếng việt 1, NXB Đà Nẵng” cuốn “Vở ô ly có viết chữ mẫu”  do NXB Mỹ Thuật phát hành cũng mắc những lỗi sai tương tự.
img
"Thướt đo" thành "thướt đo". Ảnh: VTC News

Trong phần lấy ví dụ cho vần “ướt”, tác giả đã dẫn ra ví dụ minh họa là “thướt đo”. Nhiều bậc phụ huynh khi đọc xong vẫn không hiểu nghĩa của từ “thướt đo” là gì? Trong khi đó từ chính xác và có nghĩa phải là “thước đo”.
Trong cuốn “Bài tập thực hành tiếng Việt 2”, chủ biên: Nguyễn Hải Mi – Trần Thị Hồng Thắm (Nhà xuất bản ĐH Sư phạm) cũng mắc lỗi sai về từ, người biên soạn đã dùng sai từ “năng nỉ” mà đáng nhẽ phải là “năn nỉ”.

Tá hỏa vì sách gọi “con ngựa” là “quả ngựa”

Trong quá trình dạy con 5 tuổi, ca sĩ Thái Thùy Linh đã mua cuốn sách “Chuẩn bị cho bé vào lớp 1: Làm quen với chữ cái” do NXB Mỹ Thuật in ấn. Trong đó sách có những lỗi sai chính tả cơ bản là “thùng giác”, “quả ngựa”, vẽ con dê nhưng dùng họa tiết khoang đen trắng của bò sữa.
img 
Cuốn sách “Chuẩn bị cho bé vào lớp 1: Làm quen với chữ cái” do NXB Mỹ Thuật in ấn gọi "con ngựa" là "quả ngựa". Ảnh: Zing.vn

Thái Thùy Linh cho biết: “Trong những lần đi mua sách cho con, mình vẫn xem qua để biết có vấn đề gì về nội dung hay hình ảnh không? Riêng với cuốn sách này, mình cũng không ngờ là có thể bị sai sót vì đây là cuốn sách rất đơn giản, cơ bản dành cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1”.

Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh lý giải "tiết hạnh" là “hạnh kiểm còn trong trắng”.
img 
img 
Cuốn từ điển với nhiều lỗi giải thích sai khiến dư luận xôn xao

Cuốn Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh của tác giả Vũ Chất  - NXB Hồng Đức thật sự khiến các chuyên gia ngôn ngữ học bàng hoàng, độc giả bình thường cũng phải giật mình vì những lý giải: "tiết hạnh" là “hạnh kiểm còn trong trắng”, "quản giáo" là “người coi một giáo đường hay tu viện”, "tù trưởng" là “người đứng đầu trông coi tội nhân”, "anh chị" là “người cầm đầu một nhóm du côn”, "màn ảnh" là “tấm vải trắng để chiếu hình lên”…