Dân Việt

Lần đầu tiên, tại Việt Nam có bác sĩ "dám" di dời “điểm G” của chị em

Diệu Linh (Dòng đời) 09/12/2014 07:06 GMT+7
Lấy chồng đã gần 10 năm nhưng Nguyễn Thu Hoài (32 tuổi, một viên chức tại Hà Nội) chưa bao giờ tìm lại được sự thăng hoa khi gần gũi chồng. Trong khi chồng Hoài lại có nhu cầu tình dục rất cao, thường xuyên đòi hỏi. 

“Tôi khỏe mạnh, xinh đẹp, nhìn rất nữ tính, ai cũng nghĩ đời sống chăn gối của tôi phải mãnh liệt lắm. Chồng tôi chắc cũng sẽ hạnh phúc, mê mẩn khi yêu thương tôi. Tuy nhiên, cho dù anh ấy kích thích thế nào, tôi vẫn trơ như ngói. Không cảm xúc, thích thú nên tôi cũng khô hạn, chồng tôi hành động khó khăn nên chán nản, buồn bực. Tôi đau rát, khổ tâm nhưng chồng tôi không thông cảm còn quy kết tôi không yêu anh ấy, không biết làm đàn bà” -  Hoài tâm sự. Hoài hy vọng sau khi sinh con chuyện yêu đương sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, tình trạng vô cảm càng ngày khiến cô tê dại cả cảm xúc. Cuối cùng, không chịu nổi, cô và chồng đã phải chia tay trong sự ngỡ ngàng của họ hàng, bạn bè.

Say mê làm đẹp “cô bé”

Sau khi ly hôn, dù tìm thêm vài bạn tình khác nhưng Hoài vẫn trơ cảm xúc. Là người có văn hóa, Hoài không chịu đựng nổi việc mình mất cảm giác khi yêu. Dù xinh đẹp, giỏi giang, có tiền nhưng cô không vui vẻ, luôn thấy mình khiếm khuyết thể xác, trống rỗng tâm hồn.

Trong một lần đi khám phụ khoa, Hoài buồn buồn tâm sự với bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế lao động – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về nỗi niềm của mình. Bác sĩ Dung đã khám và phát hiện âm vật (điểm G) của Hoài bị một vùng da lớn che phủ. Do đó, mọi kích thích khi yêu đương đều không tới được đích đến khiến cô không có cảm xúc. Bác sĩ Dung đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tấm da thừa, để lộ điểm G của Hoài. Cuối cùng sau hơn 10 năm có quan hệ tình dục, đến giờ Hoài mới cảm nhận được hạnh phúc “lên đỉnh”.

Hiện tại, Hoài không chỉ tràn đầy cảm giác vui sướng, phấn khích khi được âu yếm và nhu cầu tình dục của cô cũng nhiều hơn. “Tôi cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều khi chia sẻ cảm xúc thăng hoa với người yêu. Chúng tôi không chỉ gắn kết, hòa hợp về thể xác mà dường như moi ngăn cách về suy nghĩ, cảm xúc cũng được cởi bỏ. Chia sẻ với nhau được về thể xác, chúng tôi đã vượt qua nhiều rào cản về niềm tin” – Hoài chia sẻ.

img Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Dung: “Đối với phụ nữ, âm vật chính là điểm G, tập trung toàn bộ đầu mút thần kinh quan trọng để có thể cảm nhận được sự thăng hoa khi yêu đương. Khi được kích thích chúng cũng có trạng thái cương cứng giống như “súng” của đàn ông. Do đó, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà điểm  G này bị che phủ, bị dị tật thì người phụ nữ sẽ đánh mất đi niềm vui của tình yêu. Việc tiểu phẫu ở bệnh nhân Hoài cũng không khác gì việc cắt bao quy đầu ở đàn ông bị hẹp bao quy đầu”. Hoài là bệnh nhân đầu tiên của bác sĩ Dung thực hiện kỹ thuật này. 

Sau khi tìm được niềm sung sướng, Hoài còn tiến hành thêm nhiều cuộc phẫu thuật để làm đẹp “cô bé” của mình như thu hẹp, làm hồng tầng sinh môn. Kỷ niệm 6 tháng yêu nhau nồng nàn, mới đây, Hoài còn đến nhờ bác sĩ Dung làm làm lại màng trinh để làm “quà tặng” cho người yêu. 

“Khoái cảm tình dục không chỉ là chuyện xác thịt mà đem lại cho người ta rất nhiều giá trị sống, tự tin hơn vào năng lực bản thân. Cuộc sống càng khấm khá, chất lượng sống nâng cao thì con người ta càng lưu tâm hơn đến những vấn đề về cảm xúc, tâm hồn. Do đó, ngày càng nhiều phụ nữ cởi bỏ những rào cản về tâm lý, những lo sợ bị đánh giá về đạo đức để đi tìm giá trị “phụ nữ” của mình trong đó có nhu cầu khoái cảm tình dục” – bác sĩ Dung nhận định. 

 

50 tuổi mới biết “thăng hoa”

Tuy nhiên, kể từ đó, bác sĩ Dung đã tự nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề khó khăn hơn. Qua thăm khám, bác sĩ Dung thấy điểm G của nhiều chị em nằm rất cao, do đó khi hành sự, hầu như không nhận được sự kích thích, cọ xát từ bạn tình, do đó không có khoái cảm. Bác sĩ Dung đã thực hiện phẫu thuật “di rời” điểm G từ cao xuống thấp hơn, thậm chí đặt sát với âm đạo để chị em có thể đón nhận được mọi va chạm. “Việc tiểu phẫu để bộc lộ điểm G hoàn toàn không hề đơn giản. Vì dù nó chỉ nhỏ như hạt đậu nhưng tập trung hàng trăm đầu mút thần kinh nhỏ li ti. Nếu phẫu thuật không khéo sẽ cắt đứt các dây thần kinh cảm giác này, khiến cho chúng không thể phục hồi, trở thành “cục đá” thì chẳng khác nào “lợn què chữa thành lợn chết”. – bác sĩ Dung chia sẻ.

Theo bác sĩ Dung, cũng may bộ phận này được máu nuôi dưỡng tốt nên phục hồi khá nhanh. Tính từ đó đến giờ đã hơn 10 tháng, tuy không quảng cáo rùm beng nhưng “hữu xạ tự nhiên hương”, rất nhiều phụ nữ đã tìm đến phòng khám của bác sĩ Dung để “chinh phục” điểm G của mình. “Trên thế giới người ta cũng đã thực hiện kỹ thuật này nhưng ở Việt Nam, có lẽ tôi là người đầu tiên” – bác sĩ Dung khẳng định. 

img Ảnh minh họa.

Tính đến nay, bác sĩ Dung đã phẫu thuật tìm điểm G cho không dưới 50 bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Hầu hết chị em sau khi trải qua các cuộc tiểu phẫu “điểm G” đều đã tìm được khoái cảm. Theo bác sĩ Dung, cũng may bộ phận này được máu nuôi dưỡng tốt nên phục hồi khá nhanh. Bệnh nhân chỉ cần kiêng quan hệ 15-20 ngày là có thể “chạy thử” được.  Không ít bệnh nhân đã phát khóc, gọi điện đến cảm ơn bác sĩ Dung ngay sau khi “thăng hoa”. 

Bà Hoàng Thị Mai đã hơn 50 tuổi, lặn lội từ Tp Hồ Chí Minh ra gặp bác sĩ Dung để thực hiện công cuộc tìm điểm G. Bà tâm sự, tuy đã lên chức bà, cũng đã mãn kinh nhưng cả đời bà vẫn đau đáu về cảm giác “bị cưỡng bức” khi quan hệ với chồng. Cũng chỉ vì sự lãnh cảm của bà mà người chồng đã cặp bồ rồi bỏ đi mất. Bà luôn tự ti về nỗi không thể cảm nhận được cảm xúc khi yêu nên luôn né tránh những tình cảm chân thành của nhiều người đàn ông tốt. Sau đó, bà cũng đã liều lĩnh thử tìm cảm giác với vài mối tình chớp nhoáng nhưng đều khô cứng như khúc gỗ. Người thông cảm thì an ủi nhưng sau đó cũng “chạy mất dép”, gã vô tình thì mắng bà là “cá khô”, bà càng bẽ bàng, tê tái cảm xúc. Đến giờ tuy đã hơn 50 tuổi nhưng bà vẫn muốn một lần cảm nhận được vài giây “phát sáng” như lời bạn bè miêu tả.
Qua thăm khám, bác sĩ Dung cũng nhận thấy điểm G của chị bị che lấp bởi vạt da dày và nằm hơi cao. Bằng sự khéo léo, bác sĩ Dung đã đặt nó trở lại vị trí cần thiết. Ngay sau lần đầu tiên “chạy thử”, bà đã nghẹn ngào gọi điện cho bác sĩ Dung, chia sẻ về niềm hạnh phúc mằn mà mình cảm nhận được. “Trước đây chị luôn thấy mình khiếm khuyết, còn giờ thực sự thấy mãn nguyện” – chị ấy đã nói như vậy” – bác sĩ Dung chia sẻ.  
“Ngoài các trục trặc về cấu tạo “cô bé” còn có nhiều nguyên nhân gây ra sự lãnh cảm ở phụ nữ như bệnh tật, thiếu hụt nội tiết, thiếu máu, viêm phụ khoa, viêm đường tiết niệu… Tuy nhiên, có đến 50% các trường hợp lãnh cảm là do nam giới (bạo lực, nghiện ngập, ngoại tình, không quan tâm đến cảm xúc của vợ…). Khi căng thẳng, buồn chán, mất niềm tin ở bạn tình thì chị em sẽ ức chế, khó “đánh thức” được cơ thể. Do đó, khi bị lãnh cảm, chị em nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân. Nếu là do tâm lý thì phải chia sẻ với chồng để tìm hướng giải quyết, thậm chí cả chồng và vợ đều cần phải tư vấn” - bác sĩ Lê Thị Kim Dung.