Dân Việt

Hãi hùng chuyện hàng trăm rắn độc từ núi tràn về phố giết người

Minh Nhân (tổng hợp) 01/12/2014 06:45 GMT+7
Cây cỏ và con mồi hoang dã trên núi đã chết hết, hàng trăm con rắn Mũi thương bụng đói cồn cào, tràn xuống đường phố giết chết hàng chục người dân và vô số vật nuôi.

Đó là một trong những thảm họa tự nhiên kỳ quặc nhất trên thế giới, đã xảy ra tại một thành phố nhỏ St. Pierre, thuộc hòn đảo Martinique, ở vùng Caribe vào năm 1902.

img

  Thảm họa núi lửa ở St.Piere năm 1902. 

Tháng 4.1902, ngọn núi lửa trên núi Bald  (Montagne Pelee) ở Martininque, cách St.Piere 6km, hoạt động bất thường. Tới đầu tháng 5 năm đó, một trận mưa đã trút xuống khi ngọn núi lửa vẫn đang bốc khói, nước mưa kết hợp với mùi lưu huỳnh lan trên mặt đất và trong không khí đã buộc hàng trăm con rắn Mũi thương (Fer-de lance snake) cùng hàng ngàn con chuột trên ngọn núi đã phải tháo chạy khỏi vùng có núi lửa hoạt động.

>> Kinh hoàng cảnh rắn lục đuôi đỏ kịch độc đẻ đàn con nhung nhúc 

Những con rắn độc bụng đói cồn cào sẵn sàng cắn bất cứ ai mà nó gặp trên đường đi. Trước khi bị các con mèo của người dân cùng binh sĩ của chính quyền thành phố tiêu diệt, đàn rắn này đã giết chết ít nhất 50 người dân ở St.Piere và vô số vật nuôi.

img

  Rắn độc Mũi thương từng ám ảnh cư dân ở St.Piere

Trong khi đó tại Guerin Sugar Works, cách 2 dặm về phía tây bắc của St.Pierre, cũng bị các loài vật trên núi “xâm lược” với rất nhiều kiến càng và các con rết chân dài. Chúng đã giết chết rất nhiều ngựa nuôi của trang trại.

Được biết, rắn Mũi thương (còn gọi là Bothrops asper hay Terciopelo) là một loài rắn độc, sinh sống chủ yếu ở miền Nam và Tây Mexico, Trung Mỹ, miền Bắc Colombia và Ecuador. Chúng thường sống ở các khu rừng, vùng ven sông, hồ hay nguồn nước.

>> Vì sao rắn lục đuôi đỏ liên tục tấn công người dân ở miền Trung? 

Rắn Mũi thương  được xem là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất ở Trung Mỹ. Khi bị loài rắn này tấn công, nạn nhân thường có triệu chứng sốt, đau đầu , rối loạn đông máu, khiến máu chảy ra từ mũi, nướu răng, ho ra máu, xuất huyết tiêu hóa, tiểu ra máu, hạ huyết áp và suy giảm nhận thức. Nếu không được chữa trị kịp thời, nạn nhân có thể bị tử vong nhanh chóng.

Câu chuyện về rắn Mũi thương và nạn rắn xâm lấn ở St.Piere cách đây hơn 1 thế kỷ như trên chỉ là một ví dụ điển hình cho thấy, rắn cũng là một thành tố chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố tự nhiên khác trong hệ sinh thái, môi trường. Đồng thời khi có một sự mất cân bằng trong môi trường có thể tác động lớn đến sự tương tác của loài rắn với các loài khác, trong đó có cả con người.

>> Vì sao rắn hổ mang chúa kịch độc đua nhau “chiếm” nhà dân? 

Cách đây vài tháng, vào tháng 7.2014, tại vùng Bhopal, Ấn Độ, rất nhiều nhà dân cũng bị rắn độc là những con hổ mang chúa xâm lấn do môi trường tự nhiên bị mất cân bằng, thời tiết nắng nóng với nhiệt độ tăng cao liên tục khiến các loài rắn bò ra khỏi ổ và tìm vào nhà dân cũng như các khu vườn để tránh nóng.