Chính sách bắt buộc dùng ứng dụng Facebook Messenger này đã được công bố từ tháng 4 vừa qua dành cho những người dùng di động trên nền tảng iOS và Android. Khi họ muốn trò chuyện, bắt buộc phải tải về một ứng dụng khác chạy song song với ứng dụng Facebook đó là Facebook Messenger. Trong khi đó, người dùng nếu không cài đặt chỉ có thể xem được và không thể chat lại với bạn bè mình. Đối với người dùng phiên bản Web vẫn có thể chat bình thường và không có sự thay đổi gì so với trước đó.
Tôi lớn... tôi có quyền?
Động thái này của Facebook sẽ giúp cho họ có thể gia tăng đáng kể người dùng trên ứng dụng chat độc lập, thay vì trước đây là ngay trong ứng dụng gốc. Theo Facebook, ứng dụng chat Facebook Messenger sẽ giúp cho người dùng ngoài việc gửi tin nhắn chat nhanh hơn đến 20% so với ứng dụng gốc, đồng thời nó còn cho phép thực hiện các cuộc gọi thông qua kết nối Internet, trò chuyện nhóm hay có thể chia sẻ hình ảnh, video… dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, việc ép buộc sử dụng ứng dụng chat độc lập đang xảy ra cùng lúc với việc bắt người dùng khai tên thật của mình, đã gây ra một làn sóng người dùng Việt phản đối và chỉ trích.
Khi PV Dân trí thử truy cập vào ứng dụng này trên cửa hàng trực tuyến của Google, hàng loạt bình luận từ người dùng Việt tỏ ra tức giận, thậm chí là chửi rủa Facebook khi đang cố ép người dùng theo hướng của họ. Lướt qua loạt bình luận, đa số người dùng Việt đều cho rằng, bắt tải về ứng dụng nhưng hiệu năng sử dụng thì quá chậm, chat không đi, hao pin…
Ngay trên các trang cá nhân người dùng ở Việt Nam, trong tuần qua, cũng đăng tải nhiều status tỏ ra tức giận vì sự ép uổng phải cài đặt một ứng dụng độc lập khác. Tuy nhiên, dù tức giận họ vẫn phải ngậm ngùi tải về ứng dụng trên.
Nhìn nhận về vấn đề này, anh Nguyễn Xuân Thành, (một Facebooker tại Việt Nam) cho biết: "Người dùng cần biết rằng, Facebook đã bắt đầu định hướng người dùng theo hướng họ muốn. Cái này gọi là điều chỉnh hành vi của người dùng, và dĩ nhiên khi đã không còn được thoải mái thì ai cũng kêu là chuyện không lạ.”
Động thái mới này của Facebook là có mục đích, muốn trình ứng dụng của họ sẽ là chủ đạo, thay thế dần cho cả tin nhắn truyền thống. Có thể nói nó là một ứng dụng OTT, không khác gì so với các ứng dụng OTT khác như Zalo, Viber… Tuy nhiên, khi ép buộc chuyển sang Facebook Messenger thì số người dùng nó tại VN chắc chắn vượt qua các đối thủ còn lại, trong khi đó ứng dụng này chẳng cần phải tốn quá nhiều chi phí làm truyền thông. Nhưng việc ép buộc lần này không đáng nói bằng cái hiệu suất mà ứng dụng trên mang đến. Ứng dụng độc lập này khi sử dụng trên nền Android hay treo. Đây cũng là điểm quan trọng mà người dùng tỏ ra khó chịu với ứng dụng độc lập này.”
Trong khi đó, anh Trần Mạnh Hiệp, quản trị diễn đàn Tinh tế cho rằng, đối với một công ty là ứng dụng thì họ luôn mong muốn người dùng sử dụng ứng dụng của họ càng nhiều càng tốt và Facebook cũng vậy. Không chỉ có trình nhắn tin mà sẽ có thêm các ứng dụng khác sẽ hoạt động độc lập trong thời gian tới, như ứng dụng Paper hay các ứng dụng khác mà Facebook đã mua. Việc bắt người dùng sử dụng một ứng dụng chat độc lập sẽ tăng thêm thời gian dùng ứng dụng của họ, đồng thời lý do khác có thể giảm tải cho server hay ứng dụng. Giúp nó mượt hơn, trải nghiệm app riêng tốt hơn, điều này cũng giúp cho Facebook có thể cạnh tranh cùng các ứng dụng tin nhắn khác. Và một lần nữa, Facebook đang rất mạnh nên người dùng sẽ yêu lại dù có phản đối.
Về việc bắt đổi tên theo tên thật, theo anh Xuân Thành, thực chất cơ chế đổi tên có lẽ xuất phát từ việc người dùng bị người khác lợi dụng chức năng report của Facebook để bị thay đổi, chứ Facebook thực ra cũng không thể kiểm soát được hết 30 triệu người dùng tại VN. Tin đồn này xuất phát từ những chính sách của mạng xã hội này khi đăng kí phải khai trung thực về lí lịch của người dùng, nhưng khi tin đồn này lan toả theo nhiều hướng cộng với tâm lý bất ổn và sự phụ thuộc quá nhiều vào Facebook đã khiến cộng đồng mạng lo sợ, thế là sinh ra 1 phong trào trở về tên thật hàng loạt, dù thực ra không mấy người dòm vào cái chính sách sử dụng mà Facebook cung cấp.
"Nếu so với việc G+ trước đây bắt ép người dùng khi tham gia MXH của họ phải đưa tên thật thì Facebook đi nước cờ cao hơn: cho người dùng làm quen với nó rồi mới từ từ bẻ lái. Nhưng thực tế cho tới nay số lượng người dùng bị "ép" đổi tên là bao nhiêu? Không có thống kê cụ thể tuy nhiên, chính sách bắt đổi tên trên Facebook về tên thật cũng có thể được diễn ra một sớm một chiều, chỉ là họ muốn hay không bởi người dùng hiện nay quá phụ thuộc vào nó.” Anh Thành nhấn mạnh.
Ngắt kết nối để kết nối
Bắt đầu hoạt động từ năm 2004, sau 4 năm Facebook chỉ thu hút được 100 triệu người dùng đầu tiên, tuy nhiên tiếp theo 2 năm, họ đã thu hút thêm 400 triệu người dùng nữa vào năm 2010. Tính đến tháng 10/2013, họ đã có 1 tỷ người dùng trên toàn cầu, tạo ra hơn 1,13 tỷ tỷ like, 140,3 tỷ mối quan hệ bạn bè – trung bình một người dùng Facebook có liên kết với hơn 140 người khác và 219 tỷ bức ảnh.
Một bước tiến thần tốc mà mạng xã hội này đã đạt được, họ có số người sử dụng khổng lồ, họ là đơn vị cung cấp dịch vụ thì việc họ thay đổi chính sách, các điều khoản sử dụng đều có thể diễn ra và bất cứ lúc nào mà họ muốn, bởi dữ liệu của bạn vẫn đặt dưới quyền định đoạt của Facebook.
Ngoài tên và hình ảnh của bạn, Facebook biết được nhiều hơn về bạn thông qua những lần sử dụng Facebook Login cho những ứng dụng và dịch vụ. Thông qua đó mạng xã hội sẽ trở thành một người quản lý nhận diện cá nhân được chúng ta tự nguyện cho phép bằng cách đồng ý cho lưu trữ dữ liệu từ ứng dụng và dịch vụ.
Ví như việc bạn thường xuyên sử dụng Facebook trên di động, họ có thể biết sở thích, thói quen khi biết bạn thường xuyên truy nhập những ứng dụng mua sắm, check-in hoặc chia sẻ những bức ảnh, bài hát với các ứng dụng quen thuộc. Ngay cả người thân nhất của bạn cũng không thể biết được nhiều như Facebook trong bối cảnh mà con người đang gắn bó “thân thiết” với những món đồ công nghệ và thế giới ảo.
Mặt khác, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, điển hình là smartphone, con người không chỉ bị phụ thuộc vào mạng xã hội, mà hiện nay họ cũng tự tách mình ra khỏi thế giới thực để vùi đầu vào một thế giới ảo, nơi giao tiếp tránh tiếp xúc trực tiếp. Nó có thể giúp chúng ta giải quyết mọi việc, từ giao tiếp, làm quen, hay thậm chí là làm việc... nhưng chính việc tránh tiếp xúc làm duy trì sự lo lắng, giảm đi sự đồng cảm và do đó nâng cao thái độ ích kỷ.
Có lẽ sử dụng điện thoại di động “gợi lên’ cảm giác của sự liên kết xã hội, làm cho mọi người cảm thấy ít cần phải liên kết thông qua các hoạt động hay hành vi chăm sóc người xung quanh.
Một câu hỏi thú vị được đặt ra, liệu có xuất hiện những hệ sinh thái nơi có chúng ta, những người “không biết gì” về người xung quanh trong khi kết nối với nhóm nhỏ. Đó sẽ là một nghịch lý mới, một xã hội hướng nội – với những người khao khát kết nối, nhưng khao khát thông qua sự ràng buộc trung quan của điện thoại hay Facebook. Để ngăn chặn điều đó, hãy đặt điện thoại xuống, thắp lại những cảm xúc tự nhiên đúng như ý tưởng “Ngắt kết nối để kết nối”.
Nếu bạn là một trong những 1.000.000.000 người đã tải về ứng dụng này, bạn nên xem xét lại việc sử dụng Facebook Messenger vì 1 loạt các điều khoản kinh hoàng, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do thông tin cá nhân người dùng như sau: * Cho phép ứng dụng gọi các số điện thoại mà không cần sự can thiệp của bạn. Điều này có thể dẫn đến chi phí bất ngờ hoặc cuộc gọi. Ứng dụng độc hại có thể khiến bạn mất tiền bằng cách làm cho các cuộc gọi mà không cần xác nhận của bạn. * Cho phép ứng dụng gửi tin nhắn SMS. Điều này có thể dẫn đến chi phí bất ngờ. Ứng dụng độc hại có thể khiến bạn mất tiền bằng cách gửi tin nhắn mà không xác nhận của bạn. * Cho phép ứng dụng ghi âm với micro. Giấy phép này cho phép các ứng dụng để ghi lại âm thanh bất cứ lúc nào mà không cần xác nhận của bạn. * Cho phép ứng dụng chụp ảnh và quay video bằng máy ảnh. Giấy phép này cho phép các ứng dụng để sử dụng máy ảnh bất cứ lúc nào mà không cần xác nhận của bạn. * Cho phép ứng dụng đọc nhật ký cuộc gọi điện thoại của bạn, bao gồm dữ liệu về các cuộc gọi đến và đi. Giấy phép này cho phép các ứng dụng để lưu dữ liệu nhật ký cuộc gọi của bạn, và các ứng dụng độc hại có thể chia sẻ dữ liệu nhật ký cuộc gọi mà bạn không biết. * Cho phép ứng dụng đọc dữ liệu về địa chỉ liên lạc của bạn được lưu trữ trên điện thoại của bạn, bao gồm tần suất mà bạn đã gọi, gửi qua email, hoặc truyền theo cách khác với các cá nhân cụ thể. * Cho phép ứng dụng đọc thông tin hồ sơ cá nhân được lưu trữ trên thiết bị của bạn, chẳng hạn như tên và thông tin liên lạc của bạn. Điều này có nghĩa là các ứng dụng có thể xác định và bạn có thể gửi thông tin cá nhân của bạn cho người khác. * Cho phép ứng dụng truy cập vào các tính năng điện thoại của thiết bị. Giấy phép này cho phép các ứng dụng để xác định số điện thoại và thiết bị ID, cho dù cuộc gọi được kích hoạt, và số từ xa kết nối bằng một cuộc gọi. * Cho phép các ứng dụng để có được một danh sách các tài khoản mà điện thoại biết. Điều này có thể bao gồm bất kỳ tài khoản được tạo ra bởi các ứng dụng bạn đã cài đặt.
Nguồn : huffingtonpost/compare.vn
|