Một mùa Giáng sinh nữa sắp gõ cửa và khán giả đang háo hức xem những bộ phim yêu thích của mình về chủ đề Giáng sinh. Trong những bộ phim Noel từng ra mắt trước đây chứa đựng nhiều yếu tố thú vị màkhông phải người hâm mộ nào cũng biết. Dưới đây là những tiết lộ bất ngờ từ các bộ phim đề tài Giáng sinh do tờ Huffington Post chia sẻ.
Sao nhí Billingsley tái xuất không ai hay
Người hâm mộ hẳn còn nhớ ngôi sao nhí Peter Billingsley trong bộ phim A Christmas Story với vai cậu nhóc Ralphie từng xuất hiện trong bộ phim Elf (2003) với một vai phụ rất nhỏ, thậm chí không hề có trong danh sách các diễn viên của phim.
Billingsley thời trong phim A Christmas Story (trái) và bất ngờ xuất hiện trong Elf (phải).
Mặc dù ngôi sao một thời Billingsley đã không còn là một diễn viên điện ảnh mà đã trở thành đạo diễn và nhà sản xuất phim, nhưng anh vẫn nhiều lần xuất hiện với những vai diễn nhỏ hoặc vai quần chúng mà người xem thường không phát hiện ra.
Ngôi nhà phim A Christmas Story trở thành bảo tàng
Giờ đây người hâm mộ bộ phim A Christmas Story có thể ghé thăm ngôi nhà kỳ diệu từng xuất hiện trong phim, bởi nơi đây đã được lưu giữ nguyên trạng sau khi phim đóng máy, trở thành bảo tàng mở cửa quanh năm phục vụ khán giả.
Ngôi nhà trong phim A Christmas Story giờ đã trở thành bảo tàng cho các fan.
Vào mỗi dịp Giáng sinh, bảo tàng đấu giá bán vé cho những "fan cuồng" để có thể trải nghiệm 2 ngày 2 đêm sống trong căn nhà trên phim và đón Giáng sinh, số lượng tối đa là một nhóm 4 người.
Vào sáng ngày Giáng sinh, bộ phim A Christmas Story sẽ được chiếu tại phòng khách. Năm nay, đấu giá đã được mở trên trang Ebay và người chiến thắng đã trả với giá hơn 6.000 USD.
Lý do nhân vật Yukon Cornelius thường xuyên liếm chiếc búa đào mỏ
Có lẽ phiên bản phim hoạt hình Rudolph the Red-Nosed Reindeer năm 1954 trở nên xa lạ với hầu hết khán giả ngày nay. Đã có một chút thay đổi như cảnh nhân vật Yukon Cornelius phát hiện mỏ bạc hà giờ đây đã bị cắt để phù hợp với hành động giải cứu nhân vật Misfit Toys phiên bản 1965 và các phiên bản mới sau này.
Yukon Cornelius luôn liếm chiếc búa đào mỏ.
Trong phiên bản bị cắt, Cornelius cho biết ông đã tìm được mỏ bạc hà vĩ đại nhất đời và khiến ông giàu có. Ngoài ra, nhiều cảnh khác cũng bị cắt từ kịch bản gốc như nhân vật Rudolph được một con cò phục vụ, hay cảnh Cornelius bắn súng. Ngoài ra, người xem thường thấy Yukon Cornelius luôn liếm chiếc búa đào mỏ là bởi ông từng là thợ đào mỏ trong phiên bản gốc.
Disney giấu nhẹm số điện thoại "nhạy cảm" trong The Santa Clause
Phiên bản đầu tiên bộ phim The Santa Clause, nhân vật Scott Calvin (Tim Allen) khi đón cậu con trai từ vợ cũ (Laura Calvin Miller), cô đã đưa cho ảnh mẩu giấy ghi số điện thoại mẹ chồng mới của mình để anh có thể liên lạc những lúc gấp.
Calvin nhìn mẩu giấy và đọc: "1-800 - Spank-me. Anh biết số điện này mà". Đây thực ra chính là số điện thoại mua dịch vụ bán dâm, do đó khi bị các bậc phụ huynh phàn nàn, Disney đã cho cắt câu thoại trên ngay lập tức.
Hình ảnh trong The Santa Clause.
Tuy nhiên, theo một bài báo của tờ The Seatles Times đăng năm 1997 cho biết, đã có nhiều trường hợp các bé khiến hóa đơn điện thoại của bố mẹ tăng vụt sau khi xem bộ phim.
Theo đó, một cậu bé 9 tuổi gọi vào số trên đã bị trừ 500 USD và một cô bé lên 10 bị trừ 250 USD. Trong khi một cậu bé được bà nội cho phép gọi số điện thoại trên vì nghĩ số điện này không có thật. Khi bà nhấc máy nghe thì có giọng nói lạ từ đầu dây: "Chào cưng, bạn đang gọi tới đường dây nóng nhất nước Mỹ".
Bộ phim bạo lực trong Ở nhà một mình là giả
Trong Ở nhà một mình/Home Alone phần một, cảnh cậu nhóc Kevin McCallister xem bộ phim bạo lực mang tên Angels with Filthy Souls thực ra là một phim "nhái" theo bộ phim hành động bạo lực Angels with Dirty Faces sản xuất năm 1938.
Bộ phim bạo lực được tạo riêng cho Ở nhà một mình.
Ngay đến phần 2 của Ở nhà một mình cũng xuất hiện bộ phim nhái làm theo phần tiếp theo mang tên Angels with Even Filthier Souls. Như vậy, các nhà làm phim đã tự tạo ra một bộ phim cho riêng McCallister và không thực sự tồn tại ngoài đời.
Nhân vật The Grinch từng là đen trắng thay vì màu xanh lá như hiện tại.
Trong cuốn truyện tranh gốc của Dr.Seuss mang tên How the Grinch Stole Christmas, nhân vật The Grinch chỉ có hai màu đen và trắng cùng chiếc bóng màu đỏ.
Seuss bên phiên bản Grinch đen trắng ban đầu.
Tuy nhiên khi nhà làm phim hoạt hình Chuck Jones đạo diễn bộ phim về Grinch đã tạo cho nhân vật này trở thành màu xanh lá. Điều này khiến Jones và Seuss từng tranh cãi khi "cha đẻ" của nhân vật muốn giữ nguyên màu gốc là trắng, đen và đỏ, trong khi Jones khăng khăng Grinch phải sặc sỡ hơn khi lên hình.
Thực tế, Jones chọn màu xanh lá là bởi những chiếc xe cho thuê xấu xí tại khu vực Washington-Baltimore thực sự rất nổi tiếng khi đó.
Nhân vật Jack Skellington "ngấm ngầm" xuất hiện trong nhiều phim nổi tiếng
Bộ phim Đêm trước ngày Giáng sinh dựa trên bài thơ của Tim Burton viết năm 1982. Burton từng làm việc cho Disney và ông được khuyến khích chuyển thể bài thơ thành phim. Nhân vật Jack Skellington xuất hiện từ đó và được Burton giấu nhẹm đi.
(Từ trái qua, từ trên xuống): Skellington trong "Beetlejuice", phim"Công chúa và con ếch", phim Alice in Wonderland và hình ảnh trong phim Coraline.
Chỉ đến bộ phim Beetlejuice (1988), người tinh ý sẽ nhận ra hình ảnh Skellington trên chiếc mũ carnival mà nhân vật Beetlejuice đội trên đầu. Còn bộ phim Đêm trước ngày Giáng sinh mới thực sự nói về Skellington phải mãi đến năm 1993 mới ra đời.
Ngoài ra, Skellington còn xuất hiện một cách kín đáo trong nhiều phim khác như Nàng công chúa và con ếch, Alice ở xứ sở thần tiên và thoáng qua trong lòng đỏ trứng từ bộ phim Coraline.
Bộ phim Christmas Vacation dựa trên truyện ngắn của John Hughes
Thực tế, Christmas Vacation đựa chuyển thể từ truyện ngắn mang tên Christmas' 59 nằm trong tập truyện chủ đề Giáng sinh của nhà văn John Hughes mang tên National Lampoon.
Hình ảnh trong phim Christmas Vacation.
Tựa đề của truyện liên quan đến nhân vật Chevy Chase's Clark tìm thấy trên gác cuộn phim có dòng chữ Xmas' 59 ghi bên lề.
Bộ phim Giáng sinh phát hành vào mùa hè
Đó là phim Miracle on 34th Street, được phát hành ngày 2.5.1947. Như vậy đây là bộ phim chủ đề Giáng sinh nhưng lại ra mắt đúng thời điểm nóng nực mùa hè.
Thực tế, phim được lên kế hoạch phát hành thời điểm mùa thu năm 1947, nhưng Darryl Zanuck, giám độc hãng 20th Century Fox lại tin rằng, Miracle 34th Street quá hay, vì vậy cần phải ra mắt vào mùa phim trong năm.
Poster phim Miracle on 34th Street.
Cho dù nội dung phim nói về ông già Noel, nhưng đội phát hành cố gắng không đả động chút gì liên quan đến Giáng sinh trên tấm poster phim, thay vào đó hướng người xem đến câu chuyện tình của hai ngôi sao nổi tiếng là Maureen O'Hara và John Payne. Kết quả là phim có kinh phí 630.000 USD đã mang lại doanh thu 3 triệu USD, không bõ công quảng bá rầm rộ của đoàn phim.
Phiên bản làm lại 1994 đã không dám liều lĩnh khi phát hành đúng dịp Giáng sinh (18.11.1994).