Thị xã Tam Điệp có 9 xã, phường, trong đó có 4 xã được chọn thực hiện Chương trình xây dựng NTM, gồm 1 xã điểm giai đoạn 1 (2011 – 2015), 3 xã giai đoạn 2 (2015 – 2020).
Niềm vui về đích
Lão nông Nguyễn Tất Đạt ở thôn Đồi Cao, xã Yên Bình hiện có trang trại rộng hàng nghìn m2, với 2 ao nuôi ba ba giống, 3 ao nuôi ba ba thương phẩm. Tâm sự với chúng tôi, ông Đạt phẩn khởi nói: “Từ ngày địa phương xây dựng NTM, đường sá được mở rộng khang trang hẳn, nông dân chúng tôi trồng cây gì, nuôi con gì cũng dễ bán hơn trước. Cứ có sản phẩm là lái buôn từ các nơi đánh ô tô vào tận nhà mua, không lo bị ép giá như trước nữa”. Được biết, bình quân mỗi năm, gia đình ông Đạt thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán ba ba.
Cũng theo ông Thiết, đến nay tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM của xã đã đạt hơn 236 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 11,93 tỷ đồng. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 26,16 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,69%, hộ cận nghèo 2,73%.
Nhiều hộ thu nhập cao
Trao đổi với NTNN, ông Lê Văn Minh – Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tam Điệp cho biết: “Tam Điệp có 4 xã triển khai xây dựng NTM, gồm Yên Bình, Đông Sơn, Yên Sơn, Quang Sơn. Năm 2011, bình quân các xã này đạt 5 tiêu chí/xã, nhưng đến nay đã đạt 12,25 tiêu chí/xã, trong đó Yên Bình đạt 19/19 tiêu chí. Đáng chú ý là trong những năm qua, các xã đã thực hiện tốt chương trình dồn điền đổi thửa cho 225ha đất lúa và 238ha đất trồng chè”.
Cũng theo ông Minh, nhờ chọn hướng đi đúng là chú trọng phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nên thu nhập bình quân đầu người của thị xã luôn tăng đều qua các năm, trong đó nhiều hộ có thu nhập lên tới vài trăm triệu đồng/năm trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã giảm từ 4,16% (năm 2011) xuống còn dưới 2% (2014).