Nguyễn Thị Loan sinh ra và lớn lên ở Long Biên, Hà Nội. Loan vốn là cô học trò xinh xắn, học giỏi. Tuy hơi ít nói, khó gần nhưng bạn bè trong lớp ai cũng quý Loan. Mọi người ít khi đề cập đến gia đình Loan vì sợ cô buồn. Mọi đau khổ cuộc sống của Loan cũng chính từ mái nhà của mình. Loan luôn suy nghĩ mong ước một điều gì đó, một phép màu lạ sẽ đến với cô nhưng mọi thứ đều trở thành trống rỗng khi cô trở thành kẻ "loạn thần".
Là người điều trị trực tiếp cho Loan, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Dũng, trưởng khoa Tâm thần phân liệt Viện Sức khỏe Thần trung ương vẫn luôn ám ảnh về ca bệnh nhân đặc biệt này. Các y tá của khoa vẫn giật mình khi nghĩ đến Loan.
Có hôm, họ đang làm việc trong phòng hành chính phải chạy ra ngoài giữ Loan lại để mặc quần áo cho Loan. Sau này, khi bệnh thuyên giảm, phải điều trị lâu dài nên gia đình đưa Loan xuống Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 ở Thường Tín, Hà Nội để em có thời gian và không gian chữa bệnh.
Từ đó, Loan cũng thích được lên chùa. Mùa hè, mẹ thường gửi Loan ở trong chùa. Sống những ngày tháng ở đó, Loan nhớ bố và em vô cùng. Bao đêm, cô nằm khóc gọi tên em trai và gọi bố ơi. Nhiều năm nay, vì quá hận chồng nên mẹ cô cắt đứt mọi liên lạc của bố con Loan. Đến tuổi cập kê, Loan chứng kiến cảnh mẹ cô thường đi khỏi nhà vào ban đêm. Nhiều lần cô hỏi, chỉ nhận được câu trả lời cọc cằn "con học cứ biết học đi". Chính vì thế, bí mật của mẹ luôn là điều Loan quan tâm.
Về sau, cô biết được mẹ mình đang cặp bồ với người đàn ông khác đã có gia đình. Loan xin mẹ đừng phá nát gia đình nhà người khác. Nói với mẹ điều ấy cô nhận những cái tát nảy lửa của mẹ. Lâu dần, mẹ con Loan không nói chuyện với nhau. Loan chuyển ra chùa sống mẹ cô cũng không quan tâm.
Cuộc sống nhà chùa quá buồn tẻ, Loan càng thêm nhớ bố. Cô tìm đến ngôi nhà ngày xưa gia đình cô đã ở, tìm đến cơ quan cũ của bố nhưng không ai biết bố cô sống ở đâu. Loan chợt trách thầm "tại sao bố không nhớ con".
Mỗi lần đi ra ngoài về, giọng cô lại run run như chực khóc để giải tỏa kím nén trong lòng cô. Nhìn cuộc sống hiện tại của mẹ, Loan sinh ra căm ghét đàn ông. Bố cô vì người đàn bà khác mà bỏ lại mẹ con Loan. Giờ mẹ Loan lại trở thành người đàn bà đi phá hoại gia đình khác.
Trong những ngày lang thang khắp nơi, cô mắc chứng hoang tưởng hưng cảm. Cứ thấy đàn ông là cô lao vào ôm rồi tự cởi bỏ xiêm y. Khi mẹ tìm đến thì bệnh của Loan đã quá nặng. Cô phải đưa đi điều trị tâm thần.
Khi vào đến bệnh viện, Loan vẫn ở trạng thái hoang tưởng hưng cảm, luôn thích cảm giác được đụng chạm tới đàn ông. Kể lại quãng thời gian Loan điều trị ở viện, điều dưỡng Phong của khoa nhớ "Có hôm cả khoa đang họp giao ban. Mọi người thấy Loan la hét, người không mảnh vải che thân. Các y tá lại chạy đến giữ cháu lại nhưng chỉ có điều dưỡng nam mới giữ được cháu. Nịnh nọt nhiều lắm, mọi người mới đưa cháu về phòng rồi mặc quần áo cho".
Khi bệnh của Loan thuyên giảm, ánh mắt cô vẫn đờ đẫn. Cô bé vẫn gọi tên bố hàng ngày. Nhìn Loan, người ta chỉ tiếc giá như bố em đến thăm em lấy một lần.
Sau này, khi Loan xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 điều trị, cô cũng thường nhắc tới tên bố mình. Những khi hoang tưởng hưng cảm lên, cô vẫn tự cởi bỏ xiêm y chạy khắp phòng điều trị. Cô ghét cảm giác áo quần vướng víu trên người. Nếu gặp đàn ông, em lại chạy đến ôm chầm lấy họ. Bị cự tuyệt, cô gái khóc lóc thậm chí quỳ xuống xin được ôm một cái. Chỉ cần được ôm một cái là cô có thể bình tâm trở về phòng mặc lại quần áo. Nhìn hình ảnh của Loan, ai cũng xót xa.
Nhiều năm trôi qua, chứng bệnh của Loan đã khỏi nhưng với nhiều người hình ảnh của em như một bức tranh cho mái ấm gia đình tan vỡ. Thiếu vắng cha, mẹ không hiểu tâm lý, con cái thường xao động. Nhưng các em không được bố mẹ để ý dẫn đến bệnh nặng hơn mới đưa đi điều trị.
Ngày mẹ cô đưa con xuống bệnh viện lấy thuốc, khi gặp Loan giọng nói nhẹ nhàng, vẻ đẹp bên ngoài xinh xắn nhưng mẹ Loan vẫn lo lắng về cô con gái của mình. Bà chỉ ước được quay trở lại bà sẽ không quá cao ngạo vì bị phản bội mà chia tay bố Loan. Để con gái mình không bị bệnh oái oăm như bây giờ.