Sáu mươi năm trước, Phillip King bị bắt lính và đưa đến Paris. “Tôi có thể nói tiếng Pháp và được giới thiệu vào ban tham mưu. Nhưng khi đến nơi, vị trí ấy đã có người đảm nhiệm, nên tôi tự do, có căn hộ riêng và thỏa sức khám phá thành phố”. Ông theo nhiếp ảnh, làm thơ và thậm chí còn bắt đầu viết tiểu thuyết. Ông đến bảo tàng Louvre, nhen nhóm ý tưởng làm điêu khắc. “Mặc dù có thể cảm giác được hình thù khối đá hoa, có cố mấy tôi cũng không nhìn thấy chúng. Không có bảo vệ nên có thể chạm vào bức tượng nếu muốn, tôi đã chạm, cảm nhận được những đường cong như trong cảm giác. Lần đầu tiên tôi nghĩ điêu khắc là nghệ thuật của thế giới vô hình”.
Phillip King ở xưởng vẽ tại London
Đó là ý tưởng King theo đuổi suốt sự nghiệp, là điều đầu tiên ông nói với tân sinh viên trong bốn mươi năm dạy điêu khắc. “Điêu khắc có vẻ là môn nghệ thuật dễ thấy nhất, người xem nhanh chóng đánh giá kích thước, trọng lượng, màu sắc… nhưng cũng là thứ bí ẩn nhất ngoài tầm mắt. Không thể nhìn thấu tác phẩm điêu khắc như một bức tranh phơi bày mọi thứ trên bề mặt. Tác phẩm điêu khắc có bề mặt, nhưng hàm chứa quá nhiều điều phía sau”.
Quá trình hoạt động của King nổi bật. Là nghệ sĩ thế hệ mới đầu thập kỷ 1960, ông góp mặt trong phong trào hồi sinh nền điêu khắc Anh thời hậu chiến. Nhiều bảo tàng lớn mua tác phẩm của King, như tác phẩm đột phá Nụ hồng (Rosebud) hình nón bằng sợi thủy tinh màu hồng. King đại diện cho Vương quốc Anh tại triển lãm uy tín Venice Biennale, là chủ đề của nhiều triển lãm danh giá trong và ngoài nước, điển hình như triển lãm Forte di Belvedere ở Florence, King là điêu khắc gia người Anh thứ hai sau Henry Moore (1898 - 1986) vinh dự có mặt ở đó. Ông là ủy viên quản trị ở bảo tàng lừng lẫy Tate, giáo sư điêu khắc tại học viện Nghệ thuật hoàng gia, hiệu trưởng học viện Hoàng gia và được phong tặng danh hiệu Quan thống lĩnh của đế chế Anh (CBE).
“Không ngơi nghỉ, trọng tâm của tôi luôn là tác phẩm hiện tại. Nhưng tôi biết tác phẩm đắt giá nhất là từ những năm 1960 vẫn được quan tâm nhiều đến nay. Thấy chúng như gặp lại người yêu dấu xưa”. Từ chối tình yêu cũ chỉ vì đã có tình yêu mới? Không. Thời gian trôi qua, người ta chấp nhận và thưởng thức quá khứ như một phần câu chuyện dài.
Xuyên thấu (Through), 1965
Phillip King sinh năm 1934 ở Tunis (Tunisia, Bắc Phi, thuộc địa Pháp từ 1881 - 1956), cha Anh mẹ Pháp, được dạy hai thứ tiếng, học ở Carthage chung trường với minh tinh màn bạc Claudia Cardinale “đỏng đảnh”. Ông vẽ đẹp, nhưng gia đình chuyển đến Anh năm 1946, nhà trường không khuyến khích theo mỹ thuật. “Mê thể thao, tôi cũng rất yêu văn chương, bị chấn động khi đọc Dịch hạch của Albert Camus nên viết thư cho tiểu thuyết gia”. Camus tặng King một bản in có chữ ký với dòng chữ nhỏ rằng nhà văn rất xúc động.
Sau bước ngoặt tư tưởng tại bảo tàng Louvre khi tại ngũ, King nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại ở Cambridge nhưng hướng theo điêu khắc, làm nhiều tác phẩm nhỏ bằng đất sét được trưng bày và bán chạy. Không học nghệ thuật chính quy ở đại học, sau khi tốt nghiệp năm 1957, King theo học trường St Martins (London) dưới sự dìu dắt của điêu khắc gia Anthony Caro (1924 - 2013). Vài năm theo chân Caro, King trở thành trợ lý của Henry Moore, rồi về St Martins dạy. Thăm Hy Lạp về, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ điêu khắc gia vĩ đại Constantin Brancusi (1876 - 1957) và đền Pathernon, King “gác lại mọi thứ từng làm”, rẽ hẳn sang con đường mới, thành công đặc biệt. Những năm 1960 thú vị và nghẹt thở, ươm mầm thế hệ nghệ sĩ mới, rất độc lập và chống quyền lực. King chịu đựng áp lực hơn khi trở thành hiệu trưởng học viện Hoàng gia Anh. “Áp lực công việc, sức khỏe và học viện ảnh hưởng đến sáng tác, tôi chỉ có một tác phẩm mới mỗi năm. Nghệ sĩ quá dễ dàng ngủ say trong tháp ngà, tôi chiến đấu chống lại điều đó, không chỉ bằng giảng dạy mà còn tham gia công tác xã hội”.
Phillip King sinh năm 1934 ở Tunis (Tunisia, Bắc Phi, thuộc địa Pháp từ 1881 - 1956), cha Anh mẹ Pháp, được dạy hai thứ tiếng, học ở Carthage chung trường với minh tinh màn bạc Claudia Cardinale “đỏng đảnh”. Ông vẽ đẹp, nhưng gia đình chuyển đến Anh năm 1946, nhà trường không khuyến khích theo mỹ thuật. “Mê thể thao, tôi cũng rất yêu văn chương, bị chấn động khi đọc Dịch hạch của Albert Camus nên viết thư cho tiểu thuyết gia”. Camus tặng King một bản in có chữ ký với dòng chữ nhỏ rằng nhà văn rất xúc động.
Sau bước ngoặt tư tưởng tại bảo tàng Louvre khi tại ngũ, King nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại ở Cambridge nhưng hướng theo điêu khắc, làm nhiều tác phẩm nhỏ bằng đất sét được trưng bày và bán chạy. Không học nghệ thuật chính quy ở đại học, sau khi tốt nghiệp năm 1957, King theo học trường St Martins (London) dưới sự dìu dắt của điêu khắc gia Anthony Caro (1924 - 2013). Vài năm theo chân Caro, King trở thành trợ lý của Henry Moore, rồi về St Martins dạy.
Thăm Hy Lạp về, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ điêu khắc gia vĩ đại Constantin Brancusi (1876 - 1957) và đền Pathernon, King “gác lại mọi thứ từng làm”, rẽ hẳn sang con đường mới, thành công đặc biệt. Những năm 1960 thú vị và nghẹt thở, ươm mầm thế hệ nghệ sĩ mới, rất độc lập và chống quyền lực. King chịu đựng áp lực hơn khi trở thành hiệu trưởng học viện Hoàng gia Anh. “Áp lực công việc, sức khỏe và học viện ảnh hưởng đến sáng tác, tôi chỉ có một tác phẩm mới mỗi năm. Nghệ sĩ quá dễ dàng ngủ say trong tháp ngà, tôi chiến đấu chống lại điều đó, không chỉ bằng giảng dạy mà còn tham gia công tác xã hội”.
Nụ hồng
King sẵn sàng chấp nhận mọi phương pháp nghệ thuật và chất liệu khác nhau. Ông vẫn “nghĩ về tác phẩm điêu khắc vượt thời gian” và là “thành trì bền vững luôn tỉnh thức bảo vệ triển vọng”. Phillip King rất thích một câu của họa sĩ tân cổ điển người Pháp Jean Auguste Dominique Ingres (1780 - 1867): “Tôi giữ gìn điều tôi thích và rũ bỏ điều tôi không thích”. King phân tích: phải nếm trải, chính xác