Gần đây, chị Vũ Phương Thảo trú tại Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội cùng chồng đến một phòng khám nam khoa ở Cầu Giấy khám vì hai vợ chồng chị Thảo gặp trục trặc trong chuyện ấy. Theo như chị Thảo, từ đầu mùa lạnh, chị phát hiện thấy khả năng cương cứng của chồng chị không được tốt. Chồng chị hay có biểu hiện xuất tinh sớm và tinh trùng đông đặc.
Hay như trường hợp của vợ chồng chị Hải – trú tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ đến Bệnh viện Nam khoa Hà Nội khám cũng tương tự. Theo lời kể của bệnh nhân, hai vợ chồng chị Hải cưới nhau được 7 tháng nhưng chưa có thai nên đi khám. Khi đến viện, bác sĩ tư vấn về lịch sử sinh hoạt hàng ngày. Người chồng có thói quen tắm khuya và tắm nước rất nóng. Có lẽ đây là nguyên nhân khiến họ sống với nhau hơn 7 tháng không sử dụng biện pháp phòng tránh nào vẫn không có thai.
Nước nóng thiêu đốt con giống như nào?Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng cho biết chức năng của tinh hoàn chỉ có thể hoạt động tốt khi ở điều kiện nhiệt độ thấp hơn với nhiệt độ cơ thể từ 2-4 độ. Khi gặp nhiệt độ cao, thời tiết nóng, bìu phải dãn rộng ra, diện tích cơ bìu có thể tăng lên gấp rưỡi gấp đôi lúc bình thường, các lỗ chân lông mở rộng để thoát hơi nước giúp làm giảm nhiệt độ của bìu xuống. Đó là cơ chế thích ứng khi nhiệt độ tinh hoàn tăng cao để đảm bảo quá trình sản xuất tinh trùng bình thường.
Khi tắm nước nóng ở nhiệt độ cao, phần bìu phải tiếp xúc với nhiệt độ cao như vậy nếu trong vài phút, bìu có thể điều tiết nhiệt được nhưng lâu hơn sẽ gây tổn thương chức năng tinh hoàn rất lớn. Mặc dù hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào trên người về việc tinh hoàn tiếp xúc với nhiệt với độ cao ở trong bồn tắm, ở khu vực nóng như nhà bếp, yên xe nóng, tuy nhiên những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy điều này.
Thí nghiệm trên chuột cho thấy tinh hoàn tiếp xúc với mức 43 độ trong vòng 15 phút liên tục 1 lần/ngày trong 6 ngày đã thấy tổn thương tế bào biểu mô ống dẫn tinh nhưng tổn thương này vẫn có khả năng hồi phục.
Một thí nghiệm khác trên loài khỉ Cynomolgus khi cho tinh hoàn tiếp xúc với nhiệt độ 43 độ C trong 30 phút mỗi ngày và trong 6 ngày liên tục, sau 6-8 tuần sau một số con khỉ đã không còn con tinh trùng nào trong tinh dịch (azospermia), còn những con còn lại đều xuất hiện tình trạng thiểu năng tinh trùng –giảm trầm trọng về số lượng tinh trùng), và phải đến sau 12 tuần số lượng tinh trùng bắt đầu hồi phục lại.
Ngoài làm ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh trùng, thử nghiệm này cũng ghi nhận tiếp xúc với nhiệt độ cao còn làm giảm cả lượng nội tiết tố testosterone trong máu.
Hiện nay các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng tăng nhiệt độ tinh hoàn sẽ làm sự sản sinh tinh trùng bị tổn thương thông quá việc làm chết các tế bào mầm (germ cell apoptosis) và làm giảm sự sản xuất lượng hormone nam – testosterone.Những bằng chứng trên động vật là một chỉ số tham khảo rất tốt cho con người bởi tinh hoàn người với tinh hoàn khỉ cũng khá tương đồng. Do đó nếu chúng ta để tinh hoàn tiếp xúc với nhiệt độ cao thường xuyên bằng cách này hay cách khác đều không tốt cho khả năng sinh sản và sức khỏe chung của chúng ta.