Sau đó đem bột nhồi với ít nước lạnh hoặc nước dừa tươi. Xong, ủ bột trong bồng vải chừng vài giờ. Khi bột ngấm và lên men, người ta chọn đường thốt nốt, đường thẻ đem thắng loãng rồi để nguội. Cho bột vào vịm sành, chan nước đường vào, khuấy bột cho đều, để thêm một thời gian nữa, khi thấy những bọt khí nổi lên là bột đã dậy.
Lúc bấy giờ, tùy theo điều kiện của nhà, có khi người ta cho bột vào thao nhỏ, đổ bột vào khuôn hoặc những cái chén ăn cơm cũng được, miễn sao cho bột chừng hai phần dung tích để chừa khoảng trống cho nó nổi lên, trước đó người thoa một ít dầu hoặc mỡ để bánh chín không dính, dễ lấy ra.
Theo kinh nghiệp người dân quê hay lấy xoong lớn chế nước vào rồi úp ngược chiếc rế nhắc nồi bằng tre lại, sắp các chén, khuôn đã đổ bột vào hấp. Khi hấp nhớ thỉnh thoảng dở nấp xoong ra để sả hơi nước đọng, nếu không nước rớt trở lại mặt bánh sẽ nhũn, ăn không ra gì cả. Lửa lớn, hơi bốc lên sẽ làm cho bánh chín. Người ta lấy thanh tre lèn vào để lấy bánh ra, thoa thêm mỡ heo hoặc dầu dừa cho bánh thêm bóng thêm đẹp. Để bánh nguội, là có thể ăn được. Bột nổi tạo cho bánh những rẽ dọc chi chít giống … rễ tre vì thế dân gian gọi luôn là bánh bò rễ tre.