Truyện tranh và phim hoạt hình của Nhật Bản, còn được gọi là manga và anime, là một ngành công nghiệp văn hóa lớn và nổi tiếng trên toàn thế giới. Nhưng có một sự thực gây sốc là những văn hóa phẩm có sức ảnh hưởng này lại chứa đựng cốt truyện và hình ảnh gợi dục. Có một câu hỏi được đặt ra là vì sao Nhật Bản vẫn lừng khừng trong việc ban ra lệnh cấm các văn hóa phẩm khiêu dâm này?
Truyện tranh và phim hoạt hình của Nhật Bản là một ngành công nghiệp văn hóa lớn và nổi tiếng trên toàn thế giới.
Tháng 6.2014, Nhật Bản ban hành lệnh cấm tàng trữ hình ảnh khiêu dâm trẻ em, đưa ra án tù 1 năm giam giữ và phạt tiền lên đến 10.000 USD (khoảng 200 triệu VND) đối với các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, quyết định vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nghệ sĩ và các nhà xuất bản manga. Trước áp lực phản đối gay gắt, giới chức phải tuyên bố lệnh cấm không có hiệu lực đối với các phim hoạt hình và truyện tranh nghệ thuật.
Cùng với đó, hàng ngàn người hâm mộ manga, chủ yếu là nam giới, còn tụ tập thành đám đông cầm áp phích, hóa trang thành các nhân vật trong các bộ truyện với các bộ đồ hở hang và không được cân đối biểu tình phản đối lệnh cấm.
Yếu tố khiêu dâm góp phần làm nên thành công của ngành công nghiệp manga khổng lồ của Nhật Bản.
Một người biểu tình bày tỏ: “Mọi người đều biết rằng lạm dụng tình dục trẻ em không phải là điều tốt, nhưng cảm xúc thì không có hại, do đó, đọc truyện tranh hay xem phim hoạt hình khiêu dâm không nên bị cấm”.
Yếu tố khiêu dâm là một phần làm nên thành công của ngành công nghiệp manga khổng lồ của Nhật Bản, tạo ra khoảng 3,6 tỷ USD (gần 80 nghìn tỷ VND) thu từ doanh số bán hàng hàng năm.
Sản xuất và phân phối các văn hóa phẩm khiêu dâm là điều bất hợp pháp được quy định từ năm 1999, nhưng Nhật Bản là quốc gia cuối cùng trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chưa áp dụng lệnh cấm này, cho đến hồi tháng 6/2014, nhưng đã vấp phải sự phản đối rất mạnh mẽ.
Hình ảnh tình dục "ảo" trong manga, anime và các trò chơi với các nhân vật dưới 18+ vẫn xuất hiện nhan nhản ở Nhật Bản. Các nhà lập pháp của Nhật Bản rõ ràng không muốn đặt số đông người hâm mộ manga (có khả năng lên tới con số hàng triệu người) ở phía bên trái của pháp luật.
Người hâm mộ thể loại truyện tranh và phim hoạt hình này khăng khăng cho rằng tình dục trong tưởng tượng là điều vô hại. Không có lạm dụng trẻ em xảy ra từ những quyển truyện tranh chủ đề tình dục. Nhưng ranh giới giữa thật và ảo liệu có luôn luôn rõ ràng như vậy?
Ở Nhật Bản, trong ngăn sách bán cho những độc giả trên 18 tuổi, không khó để tìm thấy các manga khiêu dâm với đủ các tựa đề như Rape Junior hay Japanese Pre-teen Suite. Một nhân viên làm việc tại một cửa hàng bán sách kiểu trên cho hay: “Mọi người có hứng thú tình dục với cái gì đó mới mẻ, đặc biệt là những phụ nữ trẻ chưa trưởng thành”.
Một góc trong cửa hàng bán truyện tranh của Nhật Bản.
Đó chính là những gì các nhà phê bình lo lắng bởi ngay cả khi không có ai bị hại trong việc tạo ra các manga khiêu dâm, nó vẫn có thể tạo điều kiện, làm tăng nguy cơ lạm dụng tình dục.
Một nghiên cứu cho thấy, nhiều người ở Nhật Bản, đặc biệt là phụ nữ đang dần coi những hình ảnh khiêu dâm trong phim, truyện như là một phần của xã hội mà không có sự đề phòng. Thực tế, tội phạm tàng trữ các hình ảnh khiêu dâm trẻ em thì ngày càng tăng lên ở đất nước này.
Nhiều người Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ việc cấm các manga và amie khiêu dâm đều mong muốn đến năm 2020, khi Thế vận hội mùa hè diễn ra ở quốc gia này, họ không muốn đất nước Nhật Bản gắn liền với hình ảnh một nền văn hóa đồi trụy.