Ông Sùng A Bô – cán bộ văn hóa xã Pà Cò cho biết, từ năm 2009, tỉnh Hòa Bình cũng đã vận động bà con người Mông trên địa bàn ăn tết chung với Tết Nguyên đán cùng cả nước (tết của người Mông sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng). Song sau một thời gian tổ chức “ăn tết chung”, bà con mong muốn tiếp tục gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình nên nhiều vùng đã tổ chức ăn tết theo phong tục cũ của người Mông. Có điều trên bàn thờ tết của người Mông nay được trang trí thêm cành đào và hộp mứt, bánh kẹo…, bà con học được khi ăn Tết Nguyên đán.
Ném pao - một trò chơi truyền thống trong những ngày tết của người Mông.
Ngày tết, trẻ em và thiếu nữ Mông diện váy áo đẹp rực rỡ đi chơi dưới tán mận đang nở hoa.
Lễ cúng (làm mo) mời tổ tiên về ăn tết và cầu cho năm tới được mùa, gặp nhiều may mắn.
Cùng với bánh giầy, việc cúng gà sống và cắt tiết trước bàn thờ được người Mông rất coi trọng.
Để tri ân, các loại công cụ, vật dụng nông nghiệp được người Mông rửa sạch, dán giấy tiền để trang trọng bên cạnh bàn thờ trong 3 ngày tết.
Từ ngày 30 tết theo lịch người Mông, các gia đình đã tổ chức giã bánh giầy (làm từ nếp nương) - loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ ngày tết của người Mông.