“Chiều 2/2 tổ công tác do thượng tá Lê Tiến Bình – phó phòng 9, cục C45 đã làm việc với chúng tôi trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng. Phía chúng tôi đã cung cấp đầy đủ các tài liệu hồ sơ có liên quan đến phục vụ cho công tác mở rộng điều tra” – ông Lê Hồng Hà cho biết.
Theo ông Hà, phía Jestar hiện tại nắm thông tin mỗi ngày các tài xế đã cấu kết với các đối tượng bên ngoài trộm được khoảng 20 – 30 lít xăng dầu cặn trong quá trình các tài xế này “theo chân” các kỹ sư kiểm tra khối lượng, chất lượng xăng dầu của tàu bay.
Trong khi đó phía ban chuyên án của Cục C45 thông tin cho biết, các tài xế khai báo mỗi ngày đã trộm được 600 – 900 lít xăng đặc chủng Jet A1 để tuồn bán ra ngoài. Về sự chênh lệch, khác biệt thông tin này, ông Hà nói rõ: “Đang yêu cầu phía Bộ công an mở rộng điều tra để làm rõ là các đối tượng trộm cắp xăng dầu vào thời điểm nào? khối lượng bao nhiêu?”.
Theo nhận định của ông Hà, các tài xế có thể trộm cắp xăng dầu cặn và chỉ diễn ra trong quá trình xử lý chất thải này. Cụ thể ông Hà phân tích, máy bay lưu lại qua đêm ở sân bày thì có 4 kíp trực, mỗi kíp có 14 – 15 người tỏa đi tiệp cận các máy bay để kiểm tra máy móc, động cơ. Sau đó rạng sáng, các kịp trực khác sẽ làm nhiệm vụ kéo máy bay đến vị trí để chuẩn bị khai thác.
Băng nhóm trộm cặp xăng dầu đặc chủng máy bay, trong đó có 3 tài xế của trung tâm kỹ thuật của Jestar (ngoài cùng bên phải)
Tại đây các kỹ sư sẽ xả ở mỗi tàu bay 1 – 2 lít xăng dầu nhằm kiểm tra chất lượng, khối lượng, xem trong đó có đọng nước hay lẫn tạp chất hay không. Theo ông Hà, hiện Jestar có 10 tàu bay nên lượng xăng dầu thải ra theo cách này mỗi ngày 20 – 30 lít. Lượng xăng dầu cặn, được thải ra này chứa trong các xô, bình rồi được đưa lên xe. Khi kết thúc công tác kiểm tra, các tài xế lái xe về trung tâm kỹ thuật có chở theo lượng xăng dầu cặn, các dụng cụ dùng để sữa chữa máy bay lẫn các kỹ sư.
Ông Hà nhấn mạnh: “Việc xử lý chất thải, trong đó có xăng dầu cặn thì chúng tôi ký kết với 1 công ty khác. Có thể thay vì mang đi đổ, xử lý rác thải thì các tài xế trộm xăng dầu cặn này”.
Ngoài ra đại diện của hãng Jestar cho hay, sau khi chuyên án của Bộ Công an bắt giữ 3 tài xế đã tham gia vào đường dây trộm cắp xăng dầu đặc chủng thì phía Jestar đã yêu cầu “sếp” trực tiếp quản lý 3 tài xế trên có báo cáo kiểm điểm trách nhiệm. Ngoài ra các thành viên trong tổ xe của trung tâm kỹ thuật được chuyển cho bộ phận mặt đất của sân bay Tân Sơn Nhất để nơi này quản lý, điều động, phân chia nhiệm vụ.
Theo ông Hà, sau vụ việc xảy ra phía Jestar có nhiều thay đổi, dù biết là có xáo trộn, bất cập trong quản lý nhưng phải thay đổi để siết chặt quản lý hơn. Theo đó vị trí quản lý các bộ phận sẽ được giao cho các chuyên gia nước ngoài, vốn là những người trung thực trong công việc và làm việc có trách nhiệm.
Ngoài hệ thống camera giám sát quá trình làm việc thì Jestar còn kiểm tra kỹ lưỡng lý lịch tư pháp của những người có nhiệm vụ được tiếp cận tàu bay hay những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu ai bị phát hiện có vấn đề sẽ bị… loại thải ngay.
Các xăng dầu đặc chủng được các tài xế trộm được, chiết sang các can nhỏ để tuốn bán ra ngoài
Đáng chú ý hơn là từ nay về sau, khi các kỹ sư kết thúc hoạt động bảo dưỡng, kiểm tra máy bay đều buộc phải ghi lại chỉ số khối lượng xăng dầu trong tàu bay vào tài liệu bay, thay vì phải ghi vào sổ tay theo dõi khá sơ xài như trước đây.
Theo đó Jestar có gần 70% vốn của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (tức Vietnam Airlines), còn lại là của tập đoàn Qantas của Úc. Mới đây khi thông tin về chuyên án của Bộ Công an bắt giữ băng nhóm trộm xăng dầu đặc chủng máy bay hãng Jestar thì phía tập đoàn Qantas có nhờ 1 cán bộ có thâm niên trong lĩnh vực điều tra, an ninh sang Việt Nam vào ngày 3/2 để tiến hành tìm hiểu vụ việc nói trên.