Ngày tết nhiều gia đình có thói quen ăn thịt trâu gác bếp. Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng thịt trâu giàu chất dinh dưỡng nhưng cần có sự lựa chọn cho từng đối tượng.
Theo Đông y, thịt trâu có tính mát, vị ngọt, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, cường gân cốt. Nỏ sừng trâu có vị đắng tính ấm có tác dụng chỉ huyết, chỉ li. Keo da trâu có vị ngọt tính bình, không độc, có tá dụng tư âm nhuận táo, chỉ huyết tiêu thũng (ứ nước trong cơ thể). Sữa trâu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ hư tổn, ích phế vị, sinh tân nhuận tràng.
Từ xa xưa danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều viết thịt trâu bổ thận, bổ gân cốt, chữa phong, thủy lũng nên phải ăn.
Tuy nhiên, các danh y cũng đúc kết không nên ăn thịt trâu với củ kiệu, hẹ vì dễ phát sinh nhiệt bệnh; cũng không nên ăn với gừng vì làm hư răng. Nếu dùng thịt trâu nấu chín xắt mỏng chấm với nước mắm gừng phải thêm giấm, lúc này sẽ ăn vào sẽ chữa tỳ hư thấp ủng, sưng thũng nặng nề hai chân.
Tuy nhiên, do đặc tính giàu đạm nên thịt trâu chống chỉ định cho riêng với một số bệnh nhân. Những người bị bệnh mỡ máu, huyết áp cao, các bệnh về chuyển hóa tuyệt đối không nên ăn thịt trâu.Trong thịt trâu chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh này.
Những người bị bệnh sỏi thận hạn chế thịt trâu. Bởi loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng, hình thành các loại sỏi.