Bạo lực trong bóng đá ngày một leo thang thời gian qua
Tháng 1/1971: Trận derby căng thẳng giữa Rangers-Celtic khiến 66 người chết.
Tháng 2/1974: 49 người chết trong một vụ giẫm đạp sau một trận đấu ở Cairo.
Tháng 10/1982: Hơn 300 người đã chết sau một vụ chen lấn xô đẩy trong một cầu thang chật hẹp và lạnh lẽo ở trận đấu Spartak-Haarlem tại Moscow.
Tháng 5/1985: Vụ hỏa hoạn trong trận đấu giữa Bradford City-Lincoln City tại Bradford (Anh) khiến 56 người chết.
Sân Valley Parade chìm trong biển lửa
Tháng 5/1985: Một mảng tường lớn của sân Heysel (Bỉ) đã đổ sập khiến 39 người chết khi đang xem trận chung kết cúp C1 châu Âu giữa Liverpool – Juventus.
Tháng 3/1988: Cơn mưa đá khủng khiếp trên sân vận động Kathmandu (Nepal) đã dẫn đến cuộc giẫm đạp để thoát thân khiến 93 người tử vong.
Tháng 4/1989: Trận đấu được chờ đợi cực kỳ hấp dẫn giữa hai đội bóng đang ở đỉnh cao phong độ, Liverpool-Nottingham Forest tại FA Cup trở thành ngày đen tối khi 96 người thiệt mạng do sô đẩy.
Tháng 10/1996: Khoảng 80 người đã thiệt mạng do xô đẩy ở trận đấu Guatemala-Costa Rica ở vòng loại World Cup 1998, diễn ra tại thủ đô Guatemala City.
Cảnh sát trấn áp lượng CĐV quá khích
Tháng 4/2001: Hơn 40 người đã chết do chen lấn xô đẩy ở một trận đấu trên sân Ellis Park, tại thủ đô Johannesburg của Nam Phi.
Tháng 1/2010: Trên đường tới Angola dự VCK CAN 2010, ĐT Togo của tiền đạo Emmanuel Adebayor rơi vào ổ phục kích của các tay súng phiến quân FLEC – những kẻ đòi kiểm soát tỉnh Cabinda, Angola. Hệ quả là tài xế của ĐT Togo bị bắn chết tại chỗ, 9 người bị thương nặng. Những trải nghiệm kinh hoàng ở lần chết hụt này khiến Adebayor sau đó quyết định chia tay ĐT Togo.
Tháng 10/2010: Trong trận đấu ngày 7/10
giữa Italia và Serbia tại Genoa, các CĐV quá khích của đội khách đã đốt
pháo sáng ném xuống sân đồng thời gây bạo loạn trên khán đài khiến trọng
tài phải dừng trận đấu chỉ 7 phút sau khi hiệp một bắt đầu. Tỷ số khi
đó đang là 0-0. Sau đó bạo lực còn tiếp diễn khiến ít nhất 16 người
trong đó có 2 cảnh sát bị thương. Cơ quan chức năng đã bắt giữ 8 kẻ nổi
loạn người Serbia trong đó có cả những tên được cho là khơi mào vụ
việc. Ngoài việc xử Serbia thua 0-3 và phạt 166.000 USD, UEFA còn buộc đội bóng này phải thi đấu 1 trận vòng loại Euro 2012 trên sân nhà mà không có khán giả.
CĐV Serbia chủ động gây chiến trong trận gặp Italia hồi tháng 10/2010
Tháng 1/2012: 74 người chết và hơn 200 người bị thương trong trận đấu giữa Al-Masry và đội bóng nổi tiếng Al-Ahly tại thành phố Port Said (Ai Cập).
Tháng 9/2013: Trận derby Istanbul giữa Besiktas và Galatasaray đã phải tạm hoãn vì bạo loạn nổ ra trong phút bù giờ cuối cùng khi các CĐV tràn hết xuống sân. Cuộc bạo loạn trên buộc cảnh sát phải dùng đến lựu đạn hơi cay và vũ lực để trấn áp những CĐV quá khích của cả 2 đội. Theo thông báo từ Bộ trưởng Bộ nội vụ Muammer Guler của Thổ Nhĩ Kì, cảnh sát đã bắt giữ 66 người sau cuộc trấn áp này.
Bạo loạn ở trận derby Istanbul
Tháng 9/2014: Những cuộc bạo động kinh hoàng diễn ra trước, trong và sau trận đấu giữa AS Roma và CSKA tại vòng bảng Champions League 2014/15 đã khiến nhiều người bị thương. Cụ thể, ở phút 71 khi trận đấu buộc phải dừng lại 2 phút, khi có khoảng 1.000 CĐV quá khích của CSKA Moscow liên tục ném pháo sáng xuống sân cũng như hướng về phía các CĐV chủ nhà. Lúc này, lực lượng cảnh sát chống bạo động buộc phải vào cuộc và nhanh chóng kiểm soát được tình hình.
Tháng 10/2014: Trọng tài người Anh Martin Atkinson buộc phải hủy bỏ trận đấu giữa Serbia và Albania ở vòng loại EURO 2016, sau khi hậu vệ đội chủ nhà Stefan Mitrovic có hành vi kéo lá cờ Albania gắn trên chiếc máy bay điều khiển từ xa đang lòng vòng phía trên SVĐ Partizan, gây nên sự phẫn nộ từ các khán đài và bắt nguồn cho cuộc bạo động.
Tháng 10/2014: Trong trận đấu giữa Hungari và Romani cũng tại vòng loại EURO 2016, lực lượng cảnh sát nước chủ nhà đã hùa vào cùng CĐV của đội nhà để đàn áp, tấn công những NHM đội khách gây nên cảnh bạo loạn trên các khán đài khiến rất nhiều người bị thương.
Tháng 11/2014: Trong trận đấu giữa Deportivo Roca và Cipolletti tại giải hạng 3 Argentina cũng ruốm màu bạo lực. Ban đầu là những vụ ẩu đả giữa các cầu thủ trên sân và sau đó là một lượng lớn các CĐV không giữ được bình tĩnh đã lao xuống sân. Rất may là không có trường hợp nào bị chết, song 12 cầu thủ đã bị truất quyền thi đấu khi tình hình đã ổn định.
Tháng 2/2015: Trong trận bán kết CAN 2015 giữa Ghana và chủ nhà Guinea Xích Đạo, cảnh sát đã phải dùng tới trực thăng và lựu đạn hơi cay để trấn áp các CĐV chủ nhà khi họ liên tục khiêu khích, tấn công các cầu thủ Ghana trên sân và các CĐV Ghana trên khán đài.