Cuốn “Chuyện ở nông trại” bị cấm bày bán công khai trên kệ sách
|
Với những chiêu trò nửa kín nửa hở thì các nhà sách vừa có thể qua mặt được nhà quản lý một cách dễ dàng nhưng vẫn có thể phục vụ bạn đọc không thiếu một ấn phẩm nào.
Từ những cuốn được in lậu tại nước ngoài rồi tuồn về Việt Nam tiêu thụ với mức giá khá cao như “Bên thắng cuộc” có mức giá mua trên mạng được đặt từ nước ngoài về có giá từ 500 – 1 triệu đồng, nhưng chỉ cần ra phố sách, thì chỉ cần khoảng 400 nghìn đồng là đã có thể sở hữu một bộ đủ hai tập. Rồi “Chuyện ở nông trại” lại được bày bán công khai ngay trên giá có vẻ chẳng ngại nhà quản lý nào cả, người mua dễ như mua sách Doraemon. Cuốn nào không có mặt trên giá sách bán thì chỉ cần nói tên, chủ cửa hàng sẽ trả lời ngay rằng đây là sách cấm nên không bày, mua sẽ lấy ra. Việc giấu sách chỉ để đối phó với những đợt kiểm tra bất chợt của các cơ quan chức năng.
Cho đến giờ, cuộc chiến sách lậu và sách chính thống chưa hề ngã ngũ, sách lậu vẫn phát triển vì lãi khủng do không phải chịu tiền thuế hay bất cứ chi phí nào ngoài phí in ấn.
Trong khi với mỗi cuốn sách phát hành chính thống phải gánh trên lưng nó đủ các thứ phí: in ấn, bản quyền, thuế… Đó cũng là lý do mà các nhà sách bất chấp những quy định của nhà quản lý để kiếm lời. Đã vậy, sách càng cấm càng dễ tò mò và bán chạy hơn. Việc bày bán “nửa công khai” như hiện tại chứng tỏ các đơn vị quản lý còn quá bất lực hay chưa có một chế tài đủ mạnh để răn đe người vi phạm.
Việc để lọt sách kém chất lượng, sách không phù hợp... ra thị trường chính là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản, và khi “sách bẩn” đầy chợ thì đừng mong đời sống tinh thần của sách trong sạch lên như chúng ta vẫn nói ra rả hàng ngày.