Về nước dự Xuân quê hương sau 30 năm xa xứ, ông Bùi Hùng, Việt kiều Ba Lan nhớ nhất cái Tết đầu tiên khi xa Tổ quốc. “Ở đó cũng có cành đào, cây quất nhưng nhưng toàn đào giấy, quất nhựa”.
Ông Bùi Hùng, Việt kiều Ba Lan
Ông kể, khi đón Tết bên Ba Lan, ông cố gắng gồng lên cảm xúc nhớ nhà và làm những món ngon truyền thống Tết Việt Nam. Dù Tết ở nơi xa xứ cũng có bánh chưng, giò, mứt, lì xì nhưng rất buồn”.
Cái Tết đầu tiên nơi xa xứ, ông nhớ đến nao lòng hình ảnh nồi bánh chưng xanh, tiếng giã giò cộc cộc từ xóm nọ truyền xóm kia, hình ảnh bà mẹ, cô thôn nữ rửa lá giong cạnh bờ ao.
Ông nói rằng, những hình ảnh gợi nhớ Tết đến, xuân về đều in vào tâm thức của ông. Dù đi khắp chân trời góc bể, ông vẫn nhớ và thèm cảm giác được ngồi canh nồi bánh chưng đêm giao thừa cùng gia đình.
Năm nay, được đón tết trên quê hương ông rất đồng cảm với những người Việt hiện đang sinh sống một mình ở nước ngoài. Tôi tin rằng, những người đơn thân nơi đất khách quê người, trong nỗi buồn xa xứ, đều muốn tết Việt trôi qua thật nhanh vì họ buồn lắm.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Việt kiều Cộng hòa Séc xa quê 20 năm nhớ nhất Tết cổ truyền tại quê hương có nồi bánh chưng, cành đào, cây quất, con cháu chúc Tết ông bà, hàng xóm thăm nhau.
Kiều bào được xem cảnh luộc bánh chưng và thưởng thức mâm cổ Tết cổ truyền tại Bát Tràng (Hà Nội)
Việt kiều Cộng hòa Séc cũng nhớ như in trò đánh đu, chơi vật trong Tết cổ truyền của 20 năm trước. Nay, khi xa quê, ông Hùng vẫn làm Tết cổ truyền, làm món bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành.
Ông nhớ nhất những lần tự làm cành đào, cây quất đón Tết cho có không khí quê hương. Do không có đào thật nên ông phải chọn cây khô rồi dán hoa giấy để làm đào. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng ngày Tết thì ở quê nhà mới có.
Trong khi đó, trí nhớ của ông Nguyễn Phương Hùng (Việt kiều Bỉ), Tết Nguyên đán của 40 năm trước chỉ là tiếng súng, bom đạn của chiến tranh khốc liệt.
Nay, sau 40 năm trở lại quê hương, đất nước yên bình, phát triển, thay da, đổi thịt.