Dân tộc Lê chủ yếu sinh sống ở tỉnh Hải Nam
Đêm giao thừa, các gia đình người dân tộc Lê đều cả nhà ngồi quây quần, thưởng thức tiệc rượu, trong bữa ăn còn hát mừng năm mới. Đến mùng 1 hoặc mùng 2 tết, mọi người cùng nhau đi săn lợn, chia một nửa cho người đầu tiên bắn được còn lại một nửa chia đều cho mọi người, người phụ nữ có thai được chia hai suất.
Dân tộc Di chủ yếu sinh sống ở tỉnh Tứ Xuyên
Trong những ngày Tết, bà con dân tộc Di cùng múa điệu múa “Múa dưới ánh trăng”để đón mừng ngày Tết. Mùng 1 Tết có một số bản làng để người nam giới cáng đáng công việc gia đình còn phụ nữ nghỉ ngơi, để tỏ lòng quan tâm chị em cả năm làm lụng vất vả.
Dân tộc Miêu sinh sống ở tỉnh Hồ Nam và Quý Châu
Dân Tộc Miêu gọi tết Xuân là “tết người Khách”, nhà nào nhà nấy mổ lợn, mổ cừu, cầu chúc năm mới mưa thuận gió hòa, ngũ cốc phong đăng. Ngoài ra, bà con dân tộc Miêu còn hát “bài ca mừng xuân mới”, đại ý lời ca hát rằng: mong Xuân, đợi Xuân mến Xuân, giữ Xuân.
Dân tộc Mãn sinh sống ở 3 tỉnh Đông Bắc, Bắc Kinh và Hà Bắc
Dân Tộc Mãn phải ăn mừng tết hai lần vào đêm giao thừa và ngày mùng 1. Trước tết còn tổ chức đua ngựa, đua lạc đà ...
Dân tộc Động chủ yếu sinh sống ở tỉnh Quý Châu
Sáng sớm mùng 1 tết, bà con dân tộc Động ra ao bắt mấy con cá chép bày lên mâm, với ngụ ý là năm mới may mắn, dư thừa (vì trong tiếng Hán từ cá đồng âm với dư thừa).
Dân tộc Choang sinh sống ở khu tự trị Choang (tỉnh Quảng Tây)
Ngay đêm giao thừa, người dân Tộc Choang đã chuẩn bị sẵn bữa cơm của ngày mùng 1 tết, gọi là “bữa cơm mừng năm mới”. Mong năm mới được mùa, may mắn, vui vẻ, dư thừa.
Dân tộc Khương sinh sống ở tỉnh Tứ Xuyên
Trong những ngày tết, bà con dân tộc Khương, nhà nào, nhà nấy bày trâu, bò, cừu để cúng bái tổ tiên. Ngoài ra, trong đêm giao thừa, mọi người quây quần bên hũ rượu, sau đó người già uống trước, rồi mọi người lần lượt từ trái sang sang phải hút một ngụm rượu ngon bằng chiếc cần dài hàng mét.
Dân tộc Thủy sinh sống ở tỉnh Quý Châu
Trong những ngày tết, các các em nhỏ dân tộc Thủy sẽ đến từng nhà xin người lớn kẹo ăn, em nào xin được nhiều nhất thì em đó được coi là nhiều phúc lộc nhất, sau này thông minh, mạnh khỏe.
Dân tộc Bạch sinh sống ở tỉnh Vân Nam
Bữa cơm đầu tiên sáng mùng một tết, già trẻ đều ăn chè bỏng gạo, mong muốn năm mới cuộc sống ngọt ngào như mật.
Dân tộc Triều Tiên sinh sống ở tỉnh Cát Lâm
Tập tục dân Tộc Triều Tiên là nhà nào nhà nấy dán câu đối, nấu các món ăn thịnh soạn, ăn “cơm bát bảo”. Sáng sớm mùng 1 tết, mọi người mặc quần áo của dân tộc mình đi chúc tết.
Dân tộc Mông Cổ sinh sống ở khu tự trị nội Mông
Sáng sớm mùng 1 tết, thanh niên nam nữ dân tộc Mông Cổ mặc những bộ quần áo dân tộc muôn màu muôn vẻ, cưỡi ngựa đến từng chiếc lều bạt (nơi ở của người Mông Cổ) để chúc tết các bậc trên. Ngoài ra, người dân tộc Mông Cổ còn tổ chức “hội múa cầu thần”rất long trọng.
Dân tộc Hà Nhì chủ yếu sinh sống ở tỉnh Vân Nam
Trong những ngày tết thanh niên nam nữ dân tộc Hà Nhì cùng sum họp uống rượu, ca múa và lựa chọn người mà mình yêu mến.
Dân tộc Pu-mi sinh sống ở tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên
Sáng hôm mùng 1 tết, người dân tộc Pu-mi đốt pháo hoa, thổi tù và để ăn mừng.
Dân tộc Bố Y sinh sống ở tỉnh Quý Châu
Trong những ngày tết, thanh niên nam nữ dân tộc Bu-y mặc quần áo đẹp chúc tết lẫn nhau hoặc cùng nhau vui chơi, ca hát thoả thích mới ra về.
Dân tộc Ơ-luân-xuân sinh sống ở tỉnh Hắc Long Giang
Sáng mùng 1 tết, trước hết các thanh niên dân tộc Ơ-luân-xuân dâng lên ông bà, cha mẹ một chén rượu đầy tỏ ý tôn kính và thăm hỏi. Sau đó, những người cùng bậc chúc rượu lẫn nhau. Sau khi ăn cơm sáng, thanh niên cùng sum họp tổ chức đua ngựa, thi bắn cung...