Dân Việt

Người Tày, Nùng với hội “tung còn” ngày Tết

Tân Tiên 21/02/2015 17:53 GMT+7
Người dân tộc Thái quan niệm tung còn là sự hòa hợp âm - dương, với mong ước con đàn, cháu đống. Còn người Mường, Tày, Nùng xem tung còn là dịp trai gái gặp nhau, tìm hiểu rồi se duyên hoặc mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, may mắn suốt năm.

Lễ hội tung còn thường thấy ở những bản, làng vùng giáp biên giới phía Bắc - nơi có các dân tộc anh em như: Thái, Mường, Nùng, Tày…, tập trung sinh sống.

Ngay từ chiều 30 Tết, cột tung còn được thanh niên trong làng dựng lên giữa bãi đất trống.

Cột tung còn là cây tre tàu, cao khoảng 12–15m, một đầu buộc tấm ván ép hình tròn đường kính khoảng 30-40 cm, hai mặt ngoài dán giấy nhiều màu, buộc những sợi tua hoặc lông gà để trang trí.

Thầy giáo Nghiệp Văn Bạch (người Tày, ngụ ấp Phước Tâm, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), cho biết màu sắc dán trên 2 mặt của của hình tròn thể hiện âm – dương, trời - đất

Quả còn được may từ 2 mảnh vải, hình vuông có nhiều màu sắc, trong quả được nhét đầy cát hoặc thóc (trọng lượng khoảng 100 gram – 150 gram) để tạo độ nặng khi tung.

Quả còn có nhiều loại: 12 múi với 12 màu, hoặc từ 4-8 múi với số màu sắc tương ứng.

Theo truyền thống, người tham gia hội tung còn thường là nam thanh nữ tú, nhưng ngày này ai cũng có thể tham gia cuộc chơi.

img

 Toàn cảnh sân tung còn ở ấp Phước Tâm, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vào ngày Mùng 3 Tết

img

Thanh niên tham gia hội tung còn ở xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

img

Trẻ em cũng được cha mẹ cho tham gia tung còn để nhớ đến bản sắc văn hóa dân tộc

img

Những quả còn được may với nhiều màu sắc đẹp mắt

img
Đàn ông, thanh niên ấp 5, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, đang xoay quả còn để tung vào hồng tâm gắn trên cột

img
Vòng tròn được dán giấy màu, gắn trên cột. Người tung quả còn xuyên qua hồng tâm sẽ được nhận thưởng

img

Cột tung còn tại ấp 5, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.