Bất chấp cái nắng oi bức trong buổi chiều cuối cùng dịp nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, hàng nghìn người đã tới Văn Miếu xin chữ, lễ lạt, cầu tài lộc, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đến xin chữ để cầu học hành tốt, thành công, đỗ đạt.
Đây là một truyền thống, một phong tục đẹp vào những ngày đầu năm của người Việt từ xưa đến nay.
Xin chữ không chỉ là xin may mắn, tài lộc cho người đi xin, mà còn là dịp thưởng thức tài năng của những người cho chữ. Những chữ này không chỉ thể hiện bản sắc của mỗi gia đình, mà còn thể hiện mong ước, nguyện vọng của người xin khi bắt đầu bước sang năm mới.
Dòng người xếp hàng dài chờ xin chữ.
Mặc dù số lượng người đổ về khá nhiều nhưng không hề lộn xộn, các gian xin chữ dành cho ông đồ cũng được sắp xếp hợp lý để phục vụ số lượng lớn khách.
Nhiều bạn trẻ vẫn vui cười dù phải đứng đợi hàng tiếng đồng hồ dưới cái nắng.
Đa phần người dân đến đây xin chữ với mong muốn con cháu hiếu thảo, đức độ và đỗ đạt trong học tập.
Các bạn học sinh, sinh viên tại Hà Nội hào hứng xin chữ và tìm hiểu thêm về phong tục tốt đẹp, nhân văn này của dân tộc.
Giá cả được niêm yết đồng giá 80.000 đồng/chữ, bao gồm cả giấy.
Người dân phơi chữ dưới khuôn viên nhà Thái Học.
Cô sinh viên trẻ Ngọc My (Hà Nội) đến Văn Miếu để xin chữ “Hanh thông” với mong muốn học, thi đâu đỗ đấy.
Thời tiết nóng, các bạn trẻ “đội chữ” lên đầu che nắng.
Chữ được treo khắp các cây trước khuôn viên nhà Thái Học.
Trong nhà thờ, đông nghịt người cầu tài lộc, may mắn.
Các bạn trẻ mong ước đỗ đạt.
Linh vật thần Kim Quy được làm bằng gốm dát vàng, thu hút khá đông người dân đến xem, chụp ảnh.
Các bạn học sinh trường Lê Quý Đôn (Hà Nội) thích thú khoe những chữ vừa xin được, dù phải xếp hàng dưới nắng đợi xin chữ.