Để đầu tư tạo hiệu ứng hình ảnh chân thực cho dòng phim cổ trang, một số đoàn làm phim Trung Quốc đã sẵn sàng bỏ ra "núi tiền" để xây dựng hoàng cung và bối cảnh quay.
Phim trường Hoành Điếm vốn xây chỉ để phục vụ phim của Tạ Tấn với mô phỏng Tử Cấm Thành đúng theo tỷ lệ 1:1
Một góc trong phim trường Hoành Điếm.
Cụ thể, phim trường Hoành Điếm được xây dựng năm 1996 để phục vụ cho bộ phim Nha phiến chiến tranh của đạo diễn Tạ Tấn.
Phim trường Hoành Điếm có kiến trúc nhà Minh, nhà Thanh với Kỳ Minh Thanh Cung Uyển được xây dựng mô phỏng theo Tử Cấm Thành với tỷ lệ 1:1. Bộ Bộ kinh tâm, Chân Hoàn truyện, Cung Tỏa tâm ngọc sau đó đã được thực hiện ở trường quay Hoành Điếm.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng vì muốn thực hiện Đường Minh Hoàng, Tam Quốc Diễn Nghĩa và Thủy Hử mà xây phim trường Vô Tích. Võ Mỵ Nương truyền kỳ được quay tại phim trường này.
Tự thiết kế nội thấtVới những phim trường nói trên mới đầu được xây dựng với mục đích phục vụ một bộ phim. Nhưng về sau, các bộ phim khác cũng được quay tại đây nên bối cảnh phải thay đổi cho phù hợp với từng bộ phim. Vì thế, các tòa thành cũng chỉ là "tòa thành trống".
Chu Hoành Tuấn, một phụ trách truyền thông của phim trường Hoành Điếm nói: "Chúng tôi cho thuê phim trường nhưng chỉ cung cấp các tòa thành trống. Bàn, ghế, rương, rèm và mọi thứ vật dụng khác, đoàn làm phim đó tự lo".
Các đoàn làm phim phải tự thực hiện nội thất trong các tòa thành khi quay ở đây.
Những bức tường thành vốn chỉ làm bằng gỗ do đoàn làm phim dựng lên.
Hai linh vật vàng làm bằng gỗ phủ sơn đặc biệt.
Đoàn làm phim phải tự trang trải kinh phí nội thất trong phim trường.
Đài TVB thời gian gần đây bị đánh giá là không chịu thay đổi trang phục, nhiều thế hệ diễn viên chỉ diện một kiểu váy áo khiến dòng phim cổ trang của TVB ngày càng bị thất sủng. Nhưng Đại Lục lại là câu chuyện ngược lại. Váy áo cầu kỳ hoa văn tinh xảo, phụ kiện vàng bạc tôn vinh đế chế hoàng kim đều được các nhà làm phim chú ý từng chi tiết nhỏ.
Váy có giá 1,7 tỷ đồng khi đăng cơ của Võ Mỵ Nương.
Trong phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ, khi Võ Mỵ Nương lên ngôi đã mặc hoàng bào nặng 25 kg, có giá 500.000 NDT (1,7 tỷ đồng). Để làm được bộ váy với lớp thêu rồng 3D và chỉ xuất hiện vài chục phút trên màn ảnh, Phạm Băng Băng đã huy động 26 nhân công làm việc trong 3 tháng.Dòng phim lịch sử để đạt độ ăn khách và thành công, phải kể đến việc trang điểm cầu kỳ của các chuyên gia. Những diễn viên từ trẻ trở thành lão bà được xem là việc khó khăn cho những nhà hóa trang.
Phạm Băng Băng trong tạo hình Võ Tắc Thiên 80 tuổi.
Để tái hiện những nhân vật lịch sử, các diễn viên phải biết học hỏi để có phong cách như người thời xưa.
Tôn Lệ mất hơn 1 tháng để tập đi giày hoa bồn.
Trong Chân Hoàn truyện, hậu cung có những phi tần xinh đẹp và có tư thế di chuyển uyển chuyển trên những đôi giày hoa bồn. Tôn Lệ để có thể đóng đạt vai diễn và khiêu vũ đẹp như nhân vật được miêu tả trong kịch bản.Để có được điều này, Tôn Lệ đã phải mời một thầy dạy về nhà tập riêng trong suốt hơn 1 tháng. Không chỉ cố gắng đi lại bằng giày hoa bồn, cô còn học khiêu vũ ngày đêm trên những đôi giày này.
Một khổ cực nữa mà các diễn viên phải chịu đựng là việc quay phim bất chấp thời tiết. Trong Lòng trung thành của Nhạc Phi, đoàn làm phim quay đúng thời điểm mùa đông và Bắc Kinh đổ tuyết lớn. Huỳnh Hiểu Minh đảm nhận vai Nhạc Phi phải ở trần tập võ công nhằm "thể hiện khí chất hơn người của Nhạc Phi". Ở tiết trời 5 độ C, Huỳnh Hiểu Minh phải chịu lạnh nhiều tiếng đồng hồ để hoàn thành cảnh quay.
Huỳnh Hiểu Minh cùng dàn diễn viên ở trần giữa trời tuyết.