Đường đến lớp của các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa gần biên giới giáp Lào khá nhiều chướng ngại vật với nhiều sông suối nguy hiểm. Em Hồ Văn Dương (bản Khe Luồi - nơi tựa vào núi bên kia dòng ĐaKrông), học lớp 4 trường tiểu học Mò Ó (xã Mò Ó, huyện ĐaKrông) hàng ngày vẫn phải dắt xe đạp lội nước về nhà.
Cuộc sống của học sinh nội trú vùng biên giới miền Trung
Các học sinh vui đùa ở cầu thang dẫn lên tầng 2 khu nội trú tại xã Tà Long.
ĐaKrông là huyện miền núi vùng cao biên giới phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị. Thành lập năm 1997 trên cơ sở 10 xã của huyện Hướng Hóa và 3 xã của huyện Triệu Phong với diện tích 123.332 ha, dân số hơn 35.000 người, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều và Pa Cô.
Toàn bộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được ở miễn phí, riêng tiền ăn, điện, nước vẫn phải trả nhưng được hưởng giá rất ưu đãi.
Ngoài việc học văn hóa, chơi thể thao, hàng ngày các em còn được làm quen với môi trường Internet, học vi tính để dễ dàng hòa nhập với xã hội hiện đại.
Em Hồ Thị Đem (người dân tộc Pa Cô) từ xã A Vao phải sang xã Tà Rụt để học và ở nội trú. Nữ sinh lớp 10 cho biết, nhà cách trường chỉ hơn 10 km, bố mẹ sinh được 7 anh chị em, hoàn cảnh rất khó khăn, xe đạp để đi lại cũng không có.
Ở đây các em tự nấu ăn và học bài. Tối đến, thỉnh thoảng các em xuống tầng 1 xem truyền hình sau đó lại lên phòng tiếp tục học.
Một buổi học môn Hóa học ở lớp 8 trường THPT số 2 ĐaKrong.
Buổi chiều các em đến trường học môn thể dục gồm đá cầu, đá bóng và tập nhiều trò chơi khác theo chương trình.