Cổng Ishtar là cổng thứ tám dẫn vào trung tâm thành phố Babylon nổi tiếng. Nó được xây dựng năm 575 TCN theo lệnh của vua Nebuchadnezzar II và nằm về phía bắc của thành phố.
Cổng Ishtar được tái hiện lại và trưng bày trong một bảo tàng
Khi nhà văn Hy Lạp Antipater xứ Sidon ở thế kỉ thứ 2 TCN lập ra danh sách 7 kì quan thế giới cổ đại, liệt kê các công trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kì cổ đại vĩ đại và thể hiện văn minh của nhân loại dựa trên tầm nhìn của người Hy Lạp thời ấy, vườn treo Babylon nổi tiếng của Babylon lọt vào danh sách.
Thành phố cổ Babylon nổi tiếng với vườn treo Babylon, đó là một công trình do vua Nebuchadrezzar II xây dựng năm 603 TCN, sử dụng gạch tráng men các màu xanh, đỏ, vàng và phù điêu đắp nổi xây nên để nhằm khuây khỏa nỗi nhớ quê hương xứ Medes của bà vợ vua Nebuchadnezzar II là Amyitis. Thành phố cổ Babylon lúc cao điểm có tới hơn 200 nghìn cư dân, là thành phố lớn nhất trên thế giới và là một trong những cái nôi đầu tiên của nền văn minh nhân loại.
Thành phố cổ Babylon được khai quật lại sau chiến tranh thế giới thứ I
Hình ảnh gây ấn tượng mạnh nhất với du khách đến với Babylon là cánh cổng Ishtar nổi tiếng được tái hiện bởi các kiến trúc sư và nhà khoa học châu Âu. Bức tường gốc được xây dựng khoảng năm 575 TCN bằng gạch tráng men màu xanh cobalt và xanh nước biển, trang trí với các phù điêu đắp nổi hình Mušḫuššu (rồng) và bò rừng châu Âu. Khi các nhà khảo cổ Đức khai quật thành phố cổ Babylon vào năm 1899, họ vẫn tìm được rất nhiều bức phù điêu hàng nghìn năm tuổi ở cánh cổng.
Màu sắc rực rỡ của những viên gạch tráng men tạo nên hình ảnh riêng cho bức tường thành phố. Năm 1902, các nhà khảo cổ khai quật cổng Ishtar, biểu tượng rõ nét nhất cho sự lộng lẫy của Babylon cổ đại. Cổng Ishtar là cửa thành, dẫn lối vào thành phố có những bức tường đứng cao 12 m, được bao phủ bởi phù điêu và gạch, đó là tàn tích lớn nhất và nổi bật nhất của Babylon.
Tranh minh họa vườn treo Babylon nổi tiếng
Sự hung dữ là ấn tượng sâu đậm nhất trên cánh cổng Ishtar bởi hình ảnh những con bò hoang dã và con rồng hung dữ đều được bố trí khắp các tường thành, nhưng các con vật cũng được trang trí lộng lẫy tạo nên sự thích thú đáng kinh ngạc, khi nhìn vào đó những con người của thời đại mới cảm thấy kính nể. Cổng Ishtar có giá trị đặc biệt, là một trong tám cửa vào thành phố Babylon, tái hiện giai đoạn lịch sử vẻ vang nhất của nền văn minh cổ đại.
Gạch tráng men, phù điêu đắp nổi hình các con thú hung dữ trên cổng Ishtar
Cổng Ishtar vẫn là biểu trưng cho sự vĩ đại của Babylon cổ đại từ cách đây hàng ngàn năm, dù chiến tranh đã phá hủy và gây hư hại nghiêm trọng cho khu di tích Babylon cổ nổi tiếng thế giới.