Sau bão, ngành y tế Quảng Bình đang tích cực tập trung phòng chống dịch bệnh. Các trung tâm y tế dự phòng trên địa bàn đang triển khai nhiều hoạt động để phòng chống các loại dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh thường phát sinh sau bão lũ như: Đau mắt đỏ, tiêu chảy, cảm cúm…
Nông dân phường Nhơn Bình (TP.Quy Nhơn) thu hoạch lúa chạy lũ.
Ngành y tế đã cử cán bộ y tế về cơ sở giúp dân làm sạch môi trường, khử trùng nguồn nước, phát hiện sớm để xử lý các điểm dịch bệnh. Tuy nhiên sau bão, trong quá trình khắc phục hậu quả cơn bão, nhiều người dân bất cẩn dẫn đến té ngã, gây thương vong. Theo khoa Cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới, từ sau bão đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận gần 80 ca vào cấp cứu, trong đó có nhiều ca rất nặng.
Tại các bệnh viện tuyến huyện cũng có hàng trăm trường hợp bị thương sau bão phải vào cấp cứu. Ghi nhận của
NTNN, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 2 trường hợp cán bộ thôn, xã là anh Nguyễn Văn Mính (42 tuổi)- Phó thôn Lạc Sơn, xã Châu Hoá, huyện Tuyên Hoá và anh Lê Quang Bãnh (22 tuổi)- Phó Công an xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch đã tử vong khi giúp dân lợp mái nhà.
Ngày 4.10, ông Phan Đức Tính - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Quảng Nam, cho biết: Mưa lớn cùng với Thủy điện Đăk Mi 4 và A Vương xả lũ đã làm cho địa phương bị thiệt hại gần 9 tỷ đồng. Trong đó có 90 ngôi nhà của dân; 105ha lúa gieo bị hư hỏng; hơn 50ha ngô, 125ha rau quả các loại bị ngập trong lũ. Lũ cũng nhấn chìm 51 trạm bơm thủy lợi nằm ven sông Ái Nghĩa, sạt lở nhiều đất nông nghiệp của người dân. Trương Hồng
|
Trong các ngày từ 2-4.10, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định có mưa lớn kéo dài gây ngập lụt cục bộ ở nhiều nơi trong tỉnh. Trong đó, tại các xã khu Đông huyện Tuy Phước, TP.Quy Nhơn nước lũ chia cắt giao thông, làm thiệt hại cây trồng…
Tại huyện Tuy Phước, mưa to kéo dài với lưu lượng lớn kết hợp nước từ thượng nguồn đổ về do hồ chứa nước Định Bình (Vĩnh Thạnh) điều tiết lũ qua tràn với lưu lượng 350m3/giây từ ngày 2.10, nhiều tuyến đường giao thông ở các xã Phước Lộc, Phước Nghĩa, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thắng… bị ngập úng cục bộ.
Còn tại TP.Quy Nhơn, mưa lũ cũng đang đe dọa đến hàng chục ha lúa vụ mùa đang chín ở các khu vực 6-9, phường Nhơn Bình. Từ sáng 3.10, nông dân đã tập trung thu hoạch lúa vừa chín để hạn chế thiệt hại. Tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện An Lão đến xã vùng cao An Toàn bị sạt lở nghiêm trọng. Tại huyện Hoài Ân, nhiều người dân bất chấp hiểm nguy ra các sông lớn để vớt gỗ.