Tay bị run
Nếu tay bạn đang bị run mà không thể kiểm soát được thì đừng lo lắng quá. Một lời giải thích đơn giản có thể là do bạn đã dùng quá nhiều caffeine và một số loại thuốc bao gồm thuốc suyễn và thuốc chống trầm cảm có thể là nguyên nhân dẫn đến tay bạn bị run.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bị run tay thường xuyên mà không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến gặp bác sỹ. Theo tiến sỹ y khoa David E. Bank, đồng thời là phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại New York-Presbyterian/ Columbia ở New York, một trong những nguyên nhân hiếm gặp có thể là do bệnh Parkinson, một rối loạn của hệ thần kinh có thể ảnh hưởng đến các chuyển động.
Móng tay giòn, dễ gẫy
Nếu móng tay của bạn yếu và dễ gãy, rất có thể cơ thể bạn đang bị thiếu hụt kẽm. Theo Tiến sĩ Bank, kẽm có lợi trong quá trình phát triển và hồi phục các tế bào da. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào trong các bữa ăn hàng ngày. Một số thực phẩm giàu kẽm như mầm lúa mì, yến mạch, các loại hạt và thịt.
Da tay bị bong
Một số vitamin B như niacin (B3) và biotin (vitamin B7) là những vitamin quan trọng tốt cho da.
Nếu phần da trên đầu ngón tay của bạn đột nhiên bị bong ra thành từng mảng, rất có thể là bạn đang thiếu hụt vitamin B. Một số vitamin B như niacin (B3) và biotin (vitamin B7) là những vitamin quan trọng tốt cho da. Theo tiến sĩ Bank: "bổ sung biotin cho cơ thể để làn da khỏe mạnh và móng tay phát triển. Niacin giúp bảo vệ và tái tạo các tế bào da bằng cách ngăn chặn sự hình thành các sắc tố melanin, thúc đẩy tăng trưởng collagen, cải thiện độ ẩm tự nhiên cho làn da".
Ngoài ra, theo tiến sĩ Bank, những thực phẩm giàu niacin như cá, lạc và nấm. Những thực phẩm giàu biotin như bơ và cá ngừ.
Khô, ngứa ngáy và phát ban
Nếu bạn không tìm được một loại kem dưỡng da nào phù hợp với bàn tay thô ráp của bạn, rất có thể bạn đang mắc bệnh chàm, một bệnh da liễu khiến da bạn bị khô, ngứa hoặc phát ban. Trường hợp này bạn nên đến gặp bác sỹ để hỏi xem thuốc mỡ hay kem dưỡng có thể giúp hồi phục da được hay không.
Nếu bác sỹ xác định rằng bạn không bị bệnh chàm và đơn giản là do tay bạn bị khô thì bạn có thể sử dụng được kem dưỡng có chứa vitamin A. Theo Tiến sĩ Bank: "Việc rửa tay nhiều lần có thể khiến da tay bạn bị khô và ngay sau đó bạn lại sử dụng giấy hoặc các vật liệu thô ráp khác để làm khô tay càng khiến da tay bạn bị khô thêm".
Ngoài ra bạ cũng có thể sử dụng vitamin E để bôi lên lớp biểu bì vào ban đêm.
Móng tay có màu nhợt nhạt hoặc trắng
Nếu móng tay bạn có màu nhợt nhạt hoặc trắng có thể là một dấu hiệu của bệnh thiếu máu, điều này có nghĩa là cơ thể bạn không tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cung cấp đủ oxy đến các mô. Một cuộc xét nghiệm máu định kỳ có thể xác định được bạn có bị thiếu máu hay không, và việc điều trị thường bao gồm việc bổ sung thêm chất sắt - tuy nhiên cần phải có một đánh giá y tế thích hợp đầu tiên.
Đầu ngón tay có màu xanh
Đầu ngón tay mà thay đổi màu sắc từ màu trắng sang màu xanh đến màu đỏ có thể là dấu hiệu của hội chứng Raynaud. Tình trạng này có thể gây ra các ngón tay và ngón chân bị lạnh và có thể kèm theo cảm giác đau, tê và ngứa ran.
Các chuyên gia tin rằng nguyên nhân gây ra Raynaud có thể là do co thắt mạch máu và giảm lưu thông, tuy nhiên nguyên nhân chính xác thì vẫn chưa thể xác định được. Cách điều trị tốt nhất là đeo găng tay, dùng thuốc theo quy định, tránh căng thẳng cảm xúc, tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với nhiệt dộ lạnh.
Móng tay mềm
Móng tay mềm và dễ gẫy có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu canxi hoặc protein. Một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu canxi có thể là móng tay giòn hoặc da khô, tóc xơ. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, rau bina hoặc các sản phẩm từ sữa.
Móng tay có sọc sắc tố đậm
Nếu bạn nhìn thấy một sọc sắc tố đậm trên ngón tay thì nên đi kiểm tra ngay lập tức. Các dấu hiệu có thể là một khối u ác tính mới phát triển, nhưng bạn nên biết rằng ung thư móng là một loại ung thư hiếm, chỉ chiếm từ 1-3% trong tất cả các trường hợp u ác tính, theo một nghiên cứu của Ý.
Mẹo dành cho bạn, đó là luôn làm sạch sơn móng tay trước khi đến gặp bác sĩ để các chuyên gia có thể đánh giá triệt để tình trạng móng tay của bạn cũng như sức khỏe.
Da tay có những đốm nâu
Đây là dấu hiệu của lão hóa và vấn đề về gan, có nguyên nhân trực tiếp là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bàn tay là bộ phận bên ngoài rất dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng một lượng kem có SPF phù hợp lên da tay khi bạn biết mình sẽ phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp trong thời gian dài.