Ươm giống cung cấp cho hộ nghèo
Ông Khuyến (phải) hãnh diện đứng cùng người dân dưới tán rừng lim được trồng ở Tà Vây.
“Vào thời điểm trên, keo và bạch đàn chỉ được trồng ở một số vùng núi gần các trục giao thông, còn các vùng xa thì chẳng mấy người nghĩ đến. Thế nên khi nghe tôi rủ trồng keo, bạch đàn các hộ dân đều lắc đầu, xua tay từ chối” - ông Khuyến tâm sự.
Giúp đồng bào có thu nhập
Sau nhiều lần nghe ông Khuyến giải thích "Một vài năm nữa thì Nhà nước sẽ làm đường, hoặc nếu không thì trồng lấy gỗ làm nhà cũng được", nhiều người đã gật đầu. Trong đó có 10 hộ ở Tà Vây đồng ý góp khoảng 100ha, còn ông Khuyến cung cấp cây giống và tiền công phát dọn để trồng keo, bạch đàn với tỉ lệ ăn chia 50/50. Nhờ vậy, bắt đầu từ khi đường Trường Sơn Đông được mở đi ngang qua xã (năm 2009), việc mua bán thuận lợi hơn nên tiền bán keo, bạch đàn đã giúp cho số hộ tham gia có mức thu từ 30-70 triệu đồng/hộ/năm. Riêng vào đầu tháng 1 năm nay, với gần 24ha keo, bạch đàn trồng chung còn giữ lại, hiện gần 10 năm tuổi, bà con đã bán được trên 900 triệu đồng.
Ông Đinh Văn Đôn - một trong những hộ tham gia trồng rừng bộc bạch: “Mình có 5ha đất trồng keo, bạch đàn với cán bộ Khuyến. Nhờ đó mà gia đình mình đã có tiền mua sắm nhiều đồ đạc trong nhà”.
Ông Khuyến tâm sự: Ban đầu nhiều gia đình cũng băn khoăn khi biết 30-40 năm nữa mới thu hoạch, thế nhưng khi nghe tôi giải thích số cây này trồng là để cho con, cháu và cho rừng mát hơn thì họ đã hiểu và đồng ý”.
Cách làm của ông Khuyến không chỉ giúp cho hàng chục hộ gia đình Ca Dong biết cách vươn lên từ rừng mà còn mang lại màu xanh cho rừng.