Dân Việt

Khám phá bộ lạc tuần lộc độc đáo ở Mông Cổ

Trí Dũng 24/03/2015 06:30 GMT+7
Cuộc sống kỳ thú của bộ lạc du mục Dukha ở Mông Cổ dưới ống kính của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Sau nửa thập kỷ sinh sống ở Nepal, khám phá khu vực Tây Tạng và dãy Himalaya, nhiếp ảnh gia Hamid Sardar-Afkhami đã lên đường tới Mông Cổ để tìm hiểu về cuộc sống độc đáo của người dân các bộ lạc ở đất nước này.

Sardar đã vô cùng ấn tượng với cuộc sống của người Dukha, bộ lạc du mục chăn nuôi tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ, những người đã gắn bó cả đời mình với những chú tuần lộc.

img
Một em bé người Dukha ngủ say sưa giữa các chú tuần lộc trắng

 

img
Một chú tuần lộc đang được thuần hóa

 

img
Người Dukha chăn nuôi tuần lộc để lấy sữa và pho-mat, hoặc sử dụng làm phương tiện di chuyển cho các chuyến săn lợn rừng và nai.
img
Bộ lạc Dukha đang dần biến mất ở Mông Cổ. Hiện ở Mông Cổ chỉ còn khoảng 44 gia đình người Dukha, với tổng dân số từ 200 đến 400 người. Vào thập niên 1970, bộ lạc này có khoảng 2.000 con tuần lộc, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 600 con.

 

img
Một thầy cúng người Dukha đang làm phép
img
Bà mẹ người Dukha cho con bú ngay trên lưng tuần lộc

 

Không chỉ chụp những bức ảnh đầy ấn tượng về bộ lạc Dukha, Sardar còn quay một bộ phim có tựa đề Người Tuần lộc kể về hành trình di cư của một gia đình người Dukha.

img
Photo: ..
img
Các gia đình người Dukha chăn thả lũ tuần lộc trong môt khu rừng thiêng, nơi họ tin rằng linh hồn của tổ tiên mình đang trú ngụ.

 

Bà cụ Tsuyan 96 tuổi là người già nhất còn sống của bộ lạc Dukha, và bà là mối liên kết thiêng liêng giữa linh hồn của các vị tổ tiên với con cháu và lũ tuần lộc.

img
Cụ Tsuyan là người già nhất bộ lạc Dukha
img
Đàn ông Dukha tham gia một chuyến săn lợn rừng và nai
img
Bộ lạc Dukha vẫn thường xuyên sinh sống, săn bắn trong khu rừng mà họ tin là nơi trú ngụ của các thế lực siêu nhiên.

 

img
Nụ cười trên môi một cô gái bộ lạc Dukha

 

Người Dukha luôn học cách tôn trọng tự nhiên và các loài động vật, đồng thời truyền tải niềm tin đó từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua những bài ca du mục truyền miệng.