Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu là người có công đưa Singapore từ một quốc gia đang phát triển trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, dù dân số ít ỏi, diện tích nhỏ bé và tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
Mới đây, thông tin nhà lãnh đạo kiệt xuất Lý Quang Diệu qua đời ở tuổi 91 gây nhiều tiếc thương cho người dân Singapore và cộng đồng thế giới.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại một phần cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua những ấn phẩm văn hóa nghệ thuật giàu giá trị.
Bức tranh nổi tiếng vẽ ông Lý Quang Diệu của danh họa Lại Quế Phương, người Singapore. Nội dung của bức vẽ là ông Lý Quang Diệu trong buổi lễ nhậm chức năm 1959, trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore.
Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Jason Wee, ghép 8.000 chiếc nắp nhựa của những chai dầu gội để tạo nên bức chân dung có tên “Ông Lý không còn phải khóc”, gợi nhớ lại khoảnh khắc đáng nhớ năm 1965, khi ông Lý Quang Diệu không nén nổi xúc động xuất hiện trên truyền hình trong giây phút chính thức tuyên bố Singapore trở thành một quốc gia độc lập.
Chân dung nhà lãnh đạo kiệt xuất Lý Quang Diệu trong bức vẽ của họa sĩ Laudi Abilama,
Ông Lý Quang Diệu là nhân vật khơi gợi được nhiều ý tưởng cho các họa sĩ vì cuộc đời và những đóng góp của mình cho đất nước. Trong hình là chân dung ông Lý Quang Diệu của nghệ sĩ Jeffrey Koh, vẽ theo phong cách của danh họa nổi tiếng Van Gogh.
Bức chân dung ông Lý của nghệ sĩ Park Seung Mo làm bằng lưới thép không gỉ, được trưng bày tại triễn lãm Ode To Art.
Chân dung được tạo từ 18.000 chữ Lý Quang Diệu. Bức chân dung cựu thủ tướng Lý Quang Diệu trên khổ giấy A2 của Ong Yi Teck, ở Singapore, hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Không chỉ cầu kỳ mà tác phẩm còn chất chứa cả tình yêu, sự sáng tạo và nỗ lực của tác giả. Ong tạo nên tác phẩm này bằng cách viết tên ông Lý Quang Diệu gần 18.000 lần.
Tác phẩm của họa sĩ Jimmy Ong với bộ ba tranh chân dung màu nước khắc họa ông Lý qua các thời kỳ. Phía dưới góc tranh là hình ảnh những con người bé nhỏ đang quỳ lạy với lời đề tựa “Cha ơi, có nghe tiếng con?” được trưng bày tại triển lãm Nghệ thuật Valentine Willie gây xúc động đối với người dân Singapore.
Họa sĩ Patrick Yee từng cho ra mắt bộ truyện tranh dành cho thiếu nhi có tên “Cậu bé Harry: Tuổi thơ của Lý Quang Diệu” (Harry là tên thân mật của ông Lý). Bộ tranh là một trong những sáng táng giàu giá trị.
Một trong những tác phẩm văn học không thể không kể đến nữa là cuốn truyện tranh có tên “Growing up with Lee Kuan Yew” (Lớn lên với Lý Quang Diệu) của họa sĩ Lawrence Koh, cuốn truyện tranh được xếp vào hàng “best-seller” ở Singapore, kể lại câu chuyện tuổi thơ của ông Lý.
Cuốn sách với tiêu đề “Lý Quang Diệu” của nhiều tác giả, viết về ông Lý Quang Diệu như là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Mỹ và thế giới. Cuốn sách để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ, những điều kinh ngạc, có khả năng soi rọi.
Cuốn hồi ký hai tập: tập 1 - “The Singapore Story” (Câu chuyện Singapore) đưa ra những quan điểm của ông Lý Quang Diệu về lịch sử đất nước Singapore cho tới giai đoạn tách rời khỏi Malaysia hồi năm 1965 và tập 2 - “From Third World to First” (Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất) nói về quá trình “thay da đổi thịt” của đất nước Singapore.
Năm 2013, ông Lý Quang Diệu cho ra mắt hai cuốn sách cuối cùng: cuốn “The Wit and Wisdom of Lee Kuan Yew” (Sự hài hước và trí tuệ của Lý Quang Diệu) tổng hợp gần 600 câu nói tóm tắt lại những quan điểm của ông về đất nước Singapore và thế giới. Cuốn “One Man's View of the World” (Cách nhìn của tôi về thế giới) đưa ra những đánh giá về thế giới đương đại và những dự báo về thế giới tương lai trong vòng 20 năm nữa.
Bức tượng ông Lý Quang Diệu được thực hiện để chúc mừng sinh nhật lần thứ 90 của ông.