Những đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao
Theo phản ánh của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, năm nay dịch sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) và cúm diễn ra cùng một lúc, nên trẻ nhập viện do các bệnh này ở mức cao. Theo các BS, về cơ bản cả 3 bệnh này đều có những triệu chứng khá giống nhau (sốt, đau đầu, nhức toàn thân...) nên các phụ huynh rất khó phân biệt.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Trong mùa lạnh này, mỗi ngày BV tiếp nhận 1.600 đến 1800 BN, trong đó trên 40% các cháu đến khám bệnh cúm. Phần lớn là trẻ dưới 6 tuổi vào viện khi đã có nhiều biến chứng về đường hô hấp. Việc trẻ đến khám bệnh ngày một tăng, khiến cho các BS ở đây làm việc luôn trong tình trạng quá tải. Điều đáng lo ngại là hiện nay phần lớn các bậc cha mẹ chưa hiểu đúng về cúm mà không biết rằng chúng còn có nguy cơ mắc SXH, TCM.
Còn theo các BS Khoa Truyền nhiễm- BV Bạch Mai thông báo, hàng ngày có khoảng 15-20 BN có triệu chứng cúm đến khám tại Khoa, phần lớn là người dưới 20 tuổi. Cùng với trẻ em và phụ nữ đang mang thai thì người trẻ tuổi đang là đối tượng chính tấn công của virus này. Ngoài ra, nhóm người cao tuổi vẫn là nhóm có nguy cơ dễ mắc và có thể dẫn đến những biến chứng nặng do hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm.
ThS Trần Quang Thắng - Khoa Cấp cứu - Viện lão khoa quốc gia cho biết, càng nhiều tuổi theo quá trình lão hóa sức đề kháng của người cao tuổi ngày một suy giảm, sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi. Nghiêm trọng hơn là khi virus cúm tấn công sẽ tiếp tục làm suy giảm hơn nữa sức đề kháng của người cao tuổi, đây là lúc thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn khác tấn công, nguy cơ bội nhiễm là rất lớn.
Phòng và điều trị cúm đúng cách
Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, BN cúm cần được dùng thuốc Tamiflu và các thuốc trị triệu chứng như hạ sốt, kháng sinh (nếu có bội nhiễm). Vì thuốc Tamiflu phát huy tác dụng trong 48 giờ đầu khi mắc bệnh nên người bệnh cần được đưa vào viện sớm để được dùng thuốc ngay. Không nên sử dụng thuốc Tamiflu với với mục đích dự phòng. Những trường hợp có tiếp xúc với BN cúm và xuất hiện triệu chứng cúm thì cần được theo dõi chặt và điều trị sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Đáng chú ý khi việc phòng và điều trị cúm không đúng nguyên tắc có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi cho cả trẻ em và người lớn. Các bác sĩ, chuyên gia cũng khuyên không nên quá lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh cho trẻ vì sẽ bị ảnh hưởng rất lâu dài.
Có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên quý dễ tìm nhưng có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh cúm rất hiệu quả, an toàn và đặc biệt có tác dụng diệt vi rút mạnh như: Mật ong kết hợp với nhựa dầu Gừng làm ấm cổ, dịu đi các cơn ho, giúp kháng khuẩn, diệt vi rút bám trên niêm mạc đường hô hấp và làm tăng sức đề kháng trước các tác nhân bên ngoài tấn công.
Với người dân vùng cao, một loại thảo dược khác có công dụng và tính năng tương tự như gừng được dùng nhiều để giúp chống lại cái lạnh cắt da, cắt thịt nơi miền sơn cược chính là Thảo quả. Trong quả thảo quả có chứa tinh dầu, chính tinh dầu và vị cay nóng của nó có tác dụng làm ấm cơ thể. Hoặc có thể kết hợp 3 dược liệu trên cùng lá Húng chanh (cây thuộc họ Bạc hà, lá có chứa nhiều tinh dầu để tăng tác dụng).
Đặc biệt, tinh dầu Tỏi tía có chứa thành phần chính là các chất sun phít trong đó có allicin, một kháng sinh thực vật có khả năng diệt vi rút rất mạnh, nhất là các chủng vi rút cúm. Khả năng chống cúm của Tỏi đã được biết từ xa xưa song gần đây khoa học mới biết các chất sun phít trong dầu tỏi làm nên tác dụng này. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc trị ho thảo dược.
Đáng kể trong đó có Cty dược Tuệ Linh tiên phong nghiên cứu, trích ly và kết hợp thành công tinh dầu của các dược liệu quý trên thành sản phẩm dưới dạng viên nang Ezibo Tuệ Linh có tác dụng giảm ho nhanh chóng, đặc biệt là ho do virus, hỗ trợ điều trị trong trường hợp viêm phế quản, ho mạn tính và viêm phổi. Điều đáng mừng là sản phẩm dùng được cho cả người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Theo các bác sĩ, trong tình hình hiện nay, biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho cộng đồng là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, hạn chế đến những nơi đông người mà không có những biện pháp bảo vệ y tế đúng cách. Những nhóm người có nguy cơ mắc cúm cao hay người bệnh mạn tính cần tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ khi cần chủ động tiêm vaccin cúm mùa, vaccin phế cầu...
Huyền An