Để xảy ra tai nạn gây hậu quả lớn thì trách nhiệm của đơn vị thi công sẽ được xác định ra sao, thưa ông?
- Trách nhiệm chính là của đơn vị thi công, trong quá trình thi công có giám sát của Ban quản lý. Việc giám sát là thế nào để xảy ra hậu quả thương tâm như vậy. Nghe thông tin là trước khi giàn giáo sập đã có hiện tượng rung lắc, công nhân làm việc tại đây đã phản ánh với kỹ sư giám sát, thế nhưng kỹ sư bảo cứ quay lại làm việc không vấn đề gì. Đây là chi tiết cần phải lưu ý để làm rõ. Giàn giáo ở công trường Formosa là rất lớn, phải có thiết kế chứ không phải tự ý làm được. Vậy ai thiết kế để thi công, ai duyệt thiết kế? Thực chất trách nhiệm vẫn thuộc bên thi công nhưng chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm. Bởi một công trình lớn như này thì cũng phải thẩm định thiết kế, giám sát.
Trước khi đơn vị thi công được giao thực hiện dự án thì phải có thẩm định cả chứ không bao giờ không có thẩm định. Tuy nhiên đánh giá năng lực thi công chung là một chuyện, còn trong việc cụ thể khi xảy ra sự cố lại là một chuyện. Hiện Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Cục Giám định chất lượng đã vào hiện trường để kiểm tra. Cần chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng.
Năm 2007 đã xảy ra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ khiến nhiều công nhân tử vong, trước và sau đó là nhiều tai nạn, sự cố công trình khác. Nay lại xảy ra vụ sập giàn giáo ở công trường Formosa, ông nhận định thế nào về việc rút kinh nghiệm từ tai nạn?
- Không những không thấy chúng ta rút được kinh nghiệm gì từ những bài học xương máu đó mà còn chẳng thấy thông tin về việc xử lý (có thể đã xử lý nhưng không công bố).
Xin cảm ơn ông!