Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cầu Hàm Rồng sông Mã có một chiến lược quan trọng, là yết hầu giao thông vì vậy trở thành mục tiêu của Không quân Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn sự chi viện của quân dân miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Người dân thả đèn, cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ
Trong suốt 4 năm, giặc Mỹ đã huy động 1.891 lượt máy bay đến đánh phá, dội 11.256 quả bom phá, 99 quả bom nổ chậm, 164 quả bom bi mẹ, 600 quả tên lửa, 2.860 quả rốc-két… nhằm tiêu hủy cầu Hàm Rồng. Nhưng với ý chí: “cầu hỏng tới đâu sửa tới đó”, “người có thể chết chứ không để cầu hỏng”… của quân dân Hàm Rồng – Nam Ngạn, cây cầu vẫn ngày đêm thông tuyến, thông xe để tiếp quản cho miền Nam ruột thịt. Cũng từng ấy năm, giặc Mỹ đã bỏ lại nơi đây 107 xác máy bay hiện đại, chiếm gần 1/3 tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Thanh Hóa.
Tại địa điểm đắp đê sông Mã, cách cây cầu Hàm Rồng khoảng 1 km, vào lúc 8 giờ sáng 14.6.1972, máy bay Mỹ bất ngờ, dồn dập từ cửa biển lao vào khu vực này dội bom, đạn xuống 2.000 giáo viên, học sinh trường Y sỹ, trường Sư phạm 7 + 3 và dân công các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang đắp đê sông Mã khiến 64 giáo viên, học sinh vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất này, 287 người khác bị thương trong khi không có vũ khí trong tay, không có gì để tự vệ, cả một đoạn đê sông Mã bị bom đạn cầy nát. Họ là những chàng trai, cô gái đã ngã xuống khi tuổi đời còn mười tám, đôi mươi.
Một số hình ảnh mà Pv Danviet ghi lại được tại Lễ cầu siêu: