Dân Việt

Thành Long: Chết khi đóng phim là cái chết đẹp nhất!

Long Hy 14/04/2015 08:59 GMT+7
"Vua hài kungfu" trải lòng về nghiệp diễn và cuộc đời trong cuốn tự truyện mới phát hành.

Năm 1971, chàng trai 17 tuổi Thành Long mới "chân ướt chân ráo" bước vào làng giải trí. Giờ đây, ông đã là một ngôi sao kỳ cựu tuổi 61, trở thành một huyền thoại của làng giải trí Hoa ngữ nói riêng và điện ảnh thế giới nói chung, một ngôi sao hành động được cả thế giới biết đến.

img

Thành Long đang đứng trên đỉnh cao của một ngôi sao thành danh (Ảnh: Bìa cuốn tự truyện mới của ông)

Tên tuổi Thành Long trở thành một thương hiệu điện ảnh "xa xỉ", đổi lại ông đã phải đánh đổi cả tính mạng, chịu bao chấn thương từ những pha hành động liều mạng trên phim.

Thành Long cho biết, trong suốt những tháng ngày đóng phim, ông đã phải cố gắng rất nhiều để hoàn thành những bộ phim hành động lớn và không ngừng làm mới chính  mình, từ Pha lê tôn (1999), Tân Câu chuyện cảnh sát (2004), Thần thoại (2005), Tân Túc sự kiện (2009), Cậu bé karate (2010)... đều là những cố gắng không mệt mỏi của Thành Long với hy vọng khán giả biết đến ông không chỉ đơn thuần là một diễn viên hành động, mà là một diễn viên thực thụ.

img

Thành Long mong muốn là một diễn viên có khả năng đóng phim hành động hơn là một ngôi sao hành động biết diễn.

 "Tôi hy vọng mình là một diễn viên có khả năng đóng phim hành động chứ không phải là một ngôi sao hành động biết đóng phim, có như vậy thì sự nghiệp của tôi mới có thể bền vững, dài lâu được", Thành Long chia sẻ.

Ông cũng nói lên điều ước sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu không ngừng "nếu cảm thấy sức khỏe còn thì sẽ diễn tiếp, quyết không từ bỏ, sẽ cẩn thận và an toàn cho chính mình trong khi diễn".

Chết khi đóng phim là cái chết đẹp nhất

Thành Long từng chia sẻ tại sự kiện ra mắt tự truyện rằng, ngay từ khi tuổi ngoài 40 ông đã nghĩ đến chuyện giải nghệ về hưu. Thế nhưng đến tận giờ này ngôi sao Câu chuyện cảnh sát vẫn miệt mài lao động vì nghệ thuật. Ông luôn muốn tìm một cái cớ phù hợp nhất, vừa vặn nhất để nói lời chia tay.

img

Thành Long và cuốn tự truyện đầu tay.

Thành Long cũng đắn đo tìm được bước đi tiếp theo cho mình khi về hưu cũng như thời điểm thích hợp nhất để từ giã sự nghiệp.

Thành Long cho rằng, nếu ông thiệt mạng trong cảnh quay nhảy từ máy bay xuống miệng núi lửa trong phim Mười hai con giáp, có lẽ đó sẽ là cái chết đẹp nhất: "Đó mới là cái chết đẹp nhất nhưng không đáng để chết như vậy, cũng không đáng để giải nghệ vì thế", Thành Long chia sẻ.

img

Thành Long và cảnh nhảy xuống núi lửa trong Mười hai con giáp.

img

Ngôi sao 61 tuổi sẽ xách ba lô và lái máy bay đi du lịch một mình nếu một ngày ông mất trí nhớ.

Ông cũng giãi bày suy nghĩ nếu một ngày nào đó bản thân bỗng nhiên quên hết tất cả, một mình vác ba lô, lái máy bay đi du lịch.

Cảm ơn chính mình, vẫn vui vì bị ăn chửi

Trong cuốn tự truyện mới đây nhất, Thành Long có viết: "Tôi sẽ có thể đứng trước gương và nói, Thành Long, cảm ơn bạn". Chia sẻ về ý nghĩa của lời phát biểu trên, nam tài tử 61 tuổi cho biết, ông cảm ơn bản thân vì đã luôn giữ vững lập trường, biết cần cù chịu khó, kiên định con đường mình chọn.

img

Dù bị chửi Thành Long vẫn thấy vui.

"Hôm nay tôi có thể vui vẻ về hưu nghỉ ngơi, sẽ không còn bị người đời chỉ trích, bị cư dân mạng chửi bới, không phải đối mặt với truyền thông nữa. Tôi đã có đủ tư cách để đi khắp thế giới nhưng vì sao đến giờ này tôi vẫn chưa làm điều đó? Là bởi tôi kiên định. Tôi kiên định mình nên sống vui vẻ, dù có bị người đời chửi bới tôi cũng vẫn thấy vui, cảm thấy mình vẫn còn giá trị để mà sống, để người ta chửi bới mình".

Đi lên từ những vai phụ, vô danh

Thành Long tiết lộ, ông bắt đầu nghiệp diễn bằng những vai đóng giả chết, đồng thời đóng rất đạt vai diễn này mỗi khi có đoàn phim mời. Trên phim trường, Thành Long quan sát cẩn thận, biết khi nào thì nên nín thở, cứ như vậy cho đến khi đạo diễn hô cắt và cảnh quay hoàn thành mới thôi.

img

Thành Long (phải) đóng vai phụ trong phim cùng Lý Tiểu Long (trái).

Trường quay cũng chính là trường học dạy cho Thành Long tất cả những kỹ năng diễn xuất. Còn ở trường dạy võ, sư phụ chỉ là người dạy cho ông những đạo lý làm người như: thành thực, giữ chữ tín, kỷ luật và nỗ lực hết mình.

Thành Long đã biết áp dụng những gì học được ở thầy vào hoàn cảnh thực tế. Ông học từ những người xung quanh, như chỉ đạo võ thuật, đạo diễn, quay phim, ánh sáng, đạo cụ... Đó vừa là thành công nhưng cũng đồng thời là điểm hạn chế của ông.

img

Thành Long luôn khiêm tốn và tự trào khi nói về bản thân.

Thành Long từ một anh chàng 20 tuổi nghèo đói đến một ngôi sao nổi tiếng giàu có nhưng luôn tự trào về chính bản thân mình: "Tôi là một người tốt vô văn hóa!".