Dân Việt

Tục thả tàu độc đáo trong lễ hội Kỳ Yên ở Sài Gòn

Tân Tiến 05/04/2015 17:24 GMT+7
Hằng năm, cứ vào trung tuần tháng hai âm lịch, nhiều vùng nông thôn ở Nam Bộ tổ chức lễ hội Kỳ Yên.

Đây là lễ hội mang sắc thái văn hóa dân gian, vừa để tưởng nhớ người có công khai phá, lập làng, lập ấp… vừa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, cuộc sống no đủ, quốc thái dân an. Lễ hội cũng là dịp dân trong làng, xóm họp mặt, thắt chặt tính cộng đồng.

Tại TP.HCM, nhiều vùng dù đã đô thị hóa hàng chục năm nay, nhưng đến nay người dân nhiều khu xóm ở gần vùng sông nước vẫn tổ chức lễ hội Kỳ Yên cho riêng mình.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 14-16 tháng hai âm lịch. Nghi thức lễ hội tuần tự gồm các phần: Lễ rước tổ hát bội, thỉnh sắc, lễ nghinh, tụng kinh cầu an (ngày thứ nhất). Đến ngày thứ hai và ba, gồm: Lễ túc yết, tính sanh và đàn cả, chánh tế rồi lễ tiền hiền và hậu hiền…

Tuy nhiên, do điều kiện về kinh tế lẫn không gian, nên mỗi khu xóm tổ chức lễ hội cũng khác nhau.

Tại hẻm 99 đường Bình Tây, phường 1, quận 6 – TP.HCM, hằng năm, người dân góp tiền tổ chức lễ hội Kỳ Yên. Tại đây có tục thả tàu giấy khá độc đáo so với với một số nơi.

Con tàu dài khoảng 2m, với nhiều màu sắc, có cả số hiệu và đầy đủ “quan quân”. Các vị trong ban cúng tế đặt trong lòng tàu, gồm: giấy vàng mã, bánh trái, bộ tam sên, khổ qua và con cá nướng (cúng thổ thần nơi đang sinh sống - PV).

Sau 3 ngày cúng, ban cúng tế chọn giờ tốt để thanh niên trong xóm khênh tàu ra sông thả. Sau lễ hội, mọi người lại trở về công việc thường nhật của mình.

Một số hình ảnh về tục thả tàu trong lễ hội Kỳ Yên:

img
Tàu giấy được người dân cúng trong lễ hội Kỳ Yên

img
Lễ vật đặt trong con tàu để cúng, sau đó thả sông

img
Người dân đến góp tiền tổ chức lễ hội

img
 
img
Thanh niên khênh tàu ra xe ba gác chở ra sông để thả, thầy tụng đi sau tụng kinh

img
 
img
Chuẩn bị hạ thủy tàu

img
Hạ thủy con tàu

img
 
img
Đẩy tàu ra khơi