Theo ông Tỉnh, nếu ứng dụng được phương pháp ngăn sông để chống hạn sẽ đạt hiệu quả kinh tế rất lớn. “Hiện nay, còn một số quan điểm băn khoăn vào mùa lũ, trong trường hợp trục trặc không thể mở được cống dẫn tới nước lũ về gây vỡ đê, nên Bộ NNPTNT đang yêu cầu nghiên cứu thêm. Nhưng tôi nghĩ, các nhà khoa học đã có giải pháp khắc phục được những nhược điểm này, bởi các công trình ngăn sông cũng chủ yếu là công trình sử dụng vào mùa khô, nếu đầu tư chống hạn và xâm nhập mặn sẽ rất hiệu quả”- ông Tỉnh nói.
Trao đổi với NTNN, GS- TS Trương Ðình Dụ - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam- một trong những người đầu tiên đưa ra ý tưởng ngăn sông chống hạn cho rằng, hoàn toàn có thể ứng dụng ngay công nghệ ngăn sông chống hạn và xâm nhập mặn ở nhiều địa bàn, đặc biệt là ở khu vực sông Hồng. “Nếu ở sông Hồng, chỉ cần phê duyệt là ngành điện sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư chứ không cần phải lấy ngân sách nhà nước.
Theo GS Dụ, hiện mỗi năm để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngành điện phải xả khoảng 3-5 tỷ m3 nước xuống hạ du. Trong khi, muốn lấy được nước vào mùa khô, nhiều địa phương phải đạt mức 2,2m trên sông Hồng nên có tới 70% lượng nước bị lãng phí đổ ra biển còn ngành điện thì lại thiếu hụt, không có nước phục vụ phát điện vào mùa khô. “Riêng khu vực miền Trung- Tây Nguyên, chúng ta cần nghiên cứu thêm ở từng khu vực cụ thể” - TS Dụ nói.