Năm 1993, Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được triển khai giai đoạn 1 với số tiền 8.600 tỷ đồng. Sau gần 20 năm thi công với rất nhiều hạng mục quan trọng, đến tháng 8.2012, dự án được khánh thành trong niềm vui của hàng triệu người dân.
40 năm sau ngày giải phóng, TP.HCM đã vươn mình trở thành trung tâm kinh tế, đô thị lớn bậc nhất của cả nước. Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế, thành phố còn đặc biệt chú trọng đến công tác cải tạo vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người dân... Trọng điểm đó là dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.
Được mệnh danh là "dòng kênh chết" giữa lòng Sài Gòn với những căn nhà ổ chuột, đầy rác, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chảy qua địa bàn quận 5 dài hơn 10km, giờ đây đã dần "thay da đổi thịt" sau gần 20 năm được cải tạo.
Những ngày này, đi dọc hai tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa uốn lượn dọc dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dễ dàng bắt gặp hình ảnh vào buổi sáng các cụ ông, cụ bà tập thể dục bên những bồn hoa và chiều đến, nhiều người dân thả bộ ra các cây cầu bắc ngang kênh để hóng mát. "Con kênh chết" giờ đã hồi sinh, cá đã tung tăng bơi lội trên kênh.
“Cách đây hơn 20 năm, những người sống ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè như tôi có nằm mơ chắc cũng không nghĩ có ngày mình được phóng xe vừa hóng mát, vừa dạo chơi trên hai con đường ven kênh từng được mệnh danh là “dòng kênh chết”, anh Quang Thy (58 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) nói.
Trong khi đó, kênh Tân Hóa - Lò Gốm chảy qua địa bàn các quận 6, 11, Tân Bình và Tân Phú cũng vừa được hồi sinh sau thời gian bị “ngộp thở” bởi rác, nhà ổ chuột.
Qua 4 năm triển khai, hoàn thành, dự án đã tạo môi trường cảnh quan sạch đẹp, nâng cấp 12km trục giao thông, kết nối với các trục đường huyết mạch ở cửa ngõ phía tây thành phố, xây dựng 13 cây cầu qua kênh, 4 vị trí tách dòng, kiểm soát tình trạng ngập lụt cho lưu vực.
“Ngày xưa, nước kênh trong lắm, tui với đám bạn chiều nào cũng rủ nhau ra đây câu cá rồi tắm. Sau này, người dân từ khắp nơi đổ về, lấn chiếm, dựng nhà. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy đều được xả thẳng ra kênh. Thế là dòng kênh chết dần, cá cũng không thể sinh sống được”, ông Nguyễn Văn Thường (81 tuổi, sống gần kênh Tân Hóa - Lò Gốm) kể.
“Tưởng dòng kênh chết luôn vì ô nhiễm, nhưng giờ đây thấy kênh được cải tạo, hai bên bờ có hàng cây xanh, hai con đường được xây dựng, mở rộng sạch sẽ, tui vui lắm. Hy vọng trong thời gian tới sẽ lại thấy đàn cá bơi lội như vài chục năm trước”, ông Thường chia sẻ.
Hơn 10 năm trước, khi nhắc đến dòng kênh Bến Nghé - Tàu Hủ, nhiều người thường nghĩ nơi đó là con kênh đen bị ô nhiễm nặng nề và là khu của những ngôi nhà ổ chuột lụp xụp mọc ven kênh. Còn bây giờ, Bến Nghé - Tàu Hủ đã thật sự "thay da đổi thịt". Dòng kênh giờ đã xanh, nước đã sạch và đã thổi luồng sinh khí mới vào cuộc sống của người dân dọc hai bên bờ kênh.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chảy qua địa phận các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh được mệnh danh là "dòng kênh chết" với những khu nhà ổ chuột kèm theo mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Sau năm 1975, TP.HCM xác định cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là công trình trọng điểm, phải bắt tay vào nghiên cứu và thực hiện ngay, quyết tâm xóa sổ dòng kênh đen, thối và nhếch nhác này để thay đổi cuộc sống của người dân cũng như tạo dựng bộ mặt mới cho cảnh quan đô thị.
"Dòng kênh chết" hồi sinh uốn lượn giữa lòng thành phố.
"Cách đây hơn 20 năm, những người sống ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè như tôi có nằm mơ chắc cũng không nghĩ có ngày mình được phóng xe vừa hóng mát, vừa dạo chơi trên hai con đường ven kênh từng được mệnh danh là "dòng kênh chết", anh Quang Thy (58 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) nói.
Nhiều mảng xanh bờ bên kênh.
Những cụ già ra bờ kênh hóng mát, tập thể dục. “Sáng nào chúng tôi cũng ra đây tập thể dục dưỡng sinh và đi bộ dọc bờ kênh để hít thở không khí trong lành. Con kênh giờ hồi sinh thật đó, chú à. Không như trước kia, nó đầy rác và hôi thối”, một cụ bà cán bộ hưu trí cười nói.
Trẻ em cũng ra dọc bờ kênh vui chơi. Dọc hai bên bờ kênh, thành phố lắp đặt các máy tập thể dục miễn phí đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao cho người dân.
Được mệnh danh là dòng kênh đen, hôi thối và đầy rác thải với những căn nhà ổ chuột, sau thời gian cải tạo, kênh Tân Hóa - Lò Gốm đang “hồi sinh” từng ngày.
Ngày 5.4, UBND TP.HCM tổ chức lễ khánh thành Dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm.
Nhờ đó, hơn 1,2 triệu người dân sống trong lưu vực 19km2 ở các quận 6, 11, Tân Bình, Tân Phú được hưởng lợi trực tiếp thông qua việc nâng cấp, sửa chữa 19 công trình y tế, xây mới 4 trường học, cải tạo 47 công trình giáo dục, nhà trẻ…
Và niềm vui của người dân bên dòng kênh hồi sinh.
Kênh Bến Nghé - Tàu Hủ từng là tuyến đường thủy trọng yếu của Sài Gòn, dài 22km, nằm vắt ngang thành phố, trải qua địa bàn 8 quận, huyện. Từ một dòng kênh "vạm vỡ", kênh dần bị lấn chiếm, dòng chảy thu hẹp và tắc nghẽn khiến tàu thuyền khó đi lại. Có nhiều ghe thuyền, các chợ đầu mối thu gom hàng hóa và rác đủ các loại từ các chợ được đổ bừa bãi xuống dòng nước. Ở các chân cầu, rác đổ tạo thành từng đống lớn.
Trước tình trạng đó, kế hoạch cải tạo dòng kênh huyết mạch của thành phố được đưa ra. Năm 2001, dự án khởi công. Và một kế hoạch dài hơi nhằm khôi phục vẻ mỹ lệ năm xưa của tuyến đường thủy quan trọng này đã được TP.HCM thực hiện suốt 10 năm qua. Giai đoạn 1 của dự án hoàn thành, tình trạng ngập nước và ô nhiễm ở lưu vực bắc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé thuộc các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8 và 10 được xử lý về cơ bản. Nước dòng kênh dần trong trở lại.
Hai bên bờ, dự án nâng cấp, mở rộng đại lộ Võ Văn Kiệt, đường bến Vân Đồn được đưa vào sử dụng. Những khu nhà nhếch nhác được giải tỏa, những cây cầu mới thành hình, những con đường tuyệt đẹp được hình thành dọc bờ kênh.
"Đẹp quá, khác nhiều quá", đó là cảm nhận của không ít người từng chứng kiến dòng kênh này trước đây và bây giờ. Ngay cả người dân sống ở đây cũng nhận thấy sự đổi thay đến kỳ diệu của dòng kênh như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Trong ảnh là cảnh trên bến dưới thuyền trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé tại bến Bình Đông (quận 8) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Mùi.
Dòng kênh đẹp rực rỡ lúc lên đèn.