Lễ hội giỗ Quốc tổ Hùng Vương 2015 được tổ chức quy mô với nhiều nghi lễ do ban tế lễ Lăng miếu Núi Sam Châu Đốc thực hiện.
Trong buổi sáng ngày 28.4 (mùng 10 tháng 3 Âm lịch) hàng ngàn người đổ về Khu Tưởng niệm các Vua Hùng tại Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc quận 9 để thắp hương tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước.
Nhân dịp này, Suối Tiên dâng 4.000 bánh chưng và bánh dày lên Vua Hùng tượng trưng sự hòa hợp giữa đất trời và tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên và cũng tượng trưng cho 4 ngàn năm văn hiến.
Đặc sắc nhất là lễ rước kiệu “Quốc Tổ Hùng Vương vi hành miền đất tứ linh” rực rỡ cùng đội liễn, lọng, cờ ngũ sắc, kiệu và các lạc hầu lạc tướng.
Lễ rước kiệu Vua Hùng tái hiện lại thời kỳ dựng nước mở đầu trang sử hào hùng của các triều đại Hùng Vương với huyền sử Trăm Trứng Trăm con, huyền sử Lang Liêu, huyền sử Mai An Tiêm, huyền sử Sơn Tinh Thủy Tinh.
Tham gia rước kiệu còn có hình tượng của các anh hùng dân tộc theo chiều dài lịch sử dân tộc cùng các dân tộc: Tày, Dao, Mường, Thái, Chăm, Kinh... đại diện cho 54 dân tộc anh em đến từ mọi miền Tổ quốc Việt Nam.
Lãnh đạo nhà nước cùng hàng ngàn người dân đến Khu du lịch Suối Tiên thắp hương tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng
Lễ rước kiệu Vua Hùng tái hiện lại thời kỳ dựng nước mở đầu trang sử hào hùng của các triều đại Hùng Vương với huyền sử Trăm Trứng Trăm con, huyền sử Lang Liêu, huyền sử Mai An Tiêm, huyền sử Sơn Tinh Thủy Tinh.
Tham gia rước kiệu còn có hình tượng của các anh hùng dân tộc theo chiều dài lịch sử dân tộc.
Vua Hùng vi hành “miền đất tứ linh”
Tham gia rước kiệu còn có hình tượng của các anh hùng dân tộc theo chiều dài lịch sử dân tộc cùng các dân tộc: Tày, Dao, Mường, Thái, Chăm, Kinh... đại diện cho 54 dân tộc anh em đến từ mọi miền Tổ quốc Việt Nam.
4.000 chiếc bánh chưng-bánh dày lên vua Hùng tượng trưng sự hòa hợp giữa đất trời và tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên và cũng tượng trưng cho 4.000 ngàn năm văn hiến.
Người người, nhà nhà hướng về lễ giỗ Tổ.