Cứ vỏ trắng ruột xanh là độc?
“Khi đến mùa thu
hoạch, người ta phân ra làm hai loại là loại hạt nở (khi hạt dẻ chín nó
sẽ tự tách vỏ ngay ở trên cây) và một loại khác là loại không nở, hạt
điếc. Trung Quốc toàn mua loại hạt điếc này về.
Nếu nhìn hạt dẻ tự nhiên
thì các bạn sẽ thấy lớp vỏ màu không trắng, sạch như loại hạt dẻ mọi
người hay thấy ở chợ mà nó có vỏ hơi vàng vàng, nâu nâu và thi thoảng
vẫn còn lớp vỏ màu nâu sẫm ở vỏ. Trông bẩn bẩn nhưng an toàn vô cùng.
Loại này hạt to hơn, dài hơn, ăn bùi thơm vì họ không rang kỹ như hạt
của Trung Quốc”.
Thành viên này cho rằng hạt dẻ cười Trung Quốc nhập về,
cho tẩy trắng sạch sẽ, kích nở bằng một loại hoá chất nào đấy nữa rồi
đem bán ra thị trường...
Qua tìm hiểu của chúng tôi, tại chợ Bình Tây (TP.HCM),
hầu hết hạt dẻ cười đều có vỏ trắng ruột xanh, được bán với giá 260.000 –
280.000đ/kg. Ở một số sạp, người bán thẳng thắn xác nhận hạt dẻ có xuất
xứ Trung Quốc nhưng không quên trấn an người mua rằng hàng được nhập
theo đường chính ngạch, đã qua kiểm tra chất lượng.
Tuy nhiên, tại nhiều siêu thị, hạt dẻ cười có xuất xứ đa dạng từ Trung Quốc cho đến Đài Loan, Singapore, Indonesia, Thái Lan… cũng có vỏ trắng ruột xanh, giá 420.000 – 760.000đ/kg, trên bao bì một số sản phẩm còn ghi rõ không sử dụng hoá chất tẩy trắng (?)
Nguy cơ ung thư gan
TS Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực
phẩm, khoa kỹ thuật hoá học, đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết không
thể xác định hạt dẻ vỏ trắng ruột xanh là có hoá chất hay ruột nâu thì
không sử dụng hoá chất vì còn tuỳ thuộc từng giống hạt dẻ.
Theo nhận
định chung của các chuyên gia công nghệ thực phẩm, do thị hiếu người
dùng thích chọn sản phẩm bắt mắt nên nhà sản xuất sử dụng chất tẩy trắng
vỏ để đáp ứng nhu cầu này.
Điều này cho thấy, vấn đề cần quan tâm (và cũng thực sự gây hoang mang) không phải là xuất xứ của loại hạt này nữa mà trong quy trình sơ chế, người sản xuất có sử dụng hoá chất độc hại để tẩy trắng hạt dẻ hay không.
ThS Lê Thanh Hải, giảng viên khoa công nghệ sau thu
hoạch, đại học Hùng Vương TP.HCM, cho biết để tẩy trắng hạt dẻ, phương
pháp có thể áp dụng là dùng chất natri sunfit (muối natri tan của axit
sunfurơ) hoặc khí sunfurơ dưới dạng muối (thường là Na2SO3) hay dạng khí
nặng (SO2).
Khí SO2 nếu công nghệ cao thì thu hồi được, tẩy trắng liên
hồi giúp hạt trắng nhanh và đều. Người ta cũng có thể dùng clorin (một
loại hoá chất sát khuẩn mạnh gốc clo có trong thuốc sát trùng, thuốc trừ
sâu, chất độc da cam…). Nhưng sử dụng clorin thì độc bởi dư lượng của
nó có thể bám trên sản phẩm.
Trong quá trình tẩy trắng, clorin dễ theo
kẽ hạt thấm vào nhân; hoặc khi rang hạt dẻ, dưới tác động của sức nóng,
hơi clo bay hơi thấm sâu vào ruột. Cơ chế tác động của chất này cũng
giống 3 – MCPD trong nước tương từng phát hiện trước đây.
Ông Hải lưu ý:
“Nếu thỉnh thoảng ăn hạt dẻ tẩm clorin, cơ thể có cơ chế đào thải chất
độc ra ngoài. Tuy nhiên ăn lâu dài, thường xuyên thì chất độc sẽ bám lại
trong cơ thể, theo thời gian dư lượng ngày càng nhiều, nếu gan không
lọc được thì ung thư gan là điều không tránh khỏi”.
TS Lam cho biết thêm, hiện nay người ta còn sử dụng H2O2 (hydrogen peroxit – tức oxy già) là một chất oxy hoá mạnh, có tác dụng tẩy mạnh để làm trắng vỏ.
Trước đây từng có thông tin hạt dẻ cười ở Iran bị thu
hồi khỏi siêu thị vì nhiễm aflatoxiny (chất độc hại do nấm bệnh tạo ra
trên vỏ hoa quả và hạt). Hay Trung Quốc cũng đã phác thảo các tiêu chuẩn
đối với hạt dẻ cười nhằm ngăn chặn “phong trào” tẩy trắng.
Các chuyên
gia nhận định, gần đây việc rao bán, quảng cáo hạt dẻ người ta đã nhấn
mạnh “không tẩy trắng” cũng là một hiệu ứng tích cực, bởi điều đó chứng
tỏ người tiêu dùng không còn chú trọng đến sự bắt mắt mà là chất lượng
an toàn.
Ông Hải cho rằng: “Công ty, cơ sở sản xuất có uy tín khi chế biến sản phẩm bao giờ cũng phải điều chỉnh sao cho liều lượng chất tẩy trắng hạt dẻ ở mức an toàn, không đọng dư lượng hoá chất gây hại cho cơ thể. Bởi, nếu sản phẩm dùng hoá chất, dư lượng vượt mức sẽ không thoát được thẩm định của máy móc khi đem kiểm định tại cơ quan hữu quan”.