Một nhà thiết kế ở San Francisco đã sáng tạo lại bức điêu khắc nổi tiếng của Nenus de Milo hai thập kỷ sau khi nó được phát hiện ở đão Milos của Hy Lạp. Nữ thần đang trong tư thế một người se cotton – một nghề phổ biến đối với các cô gái mại dâm nhàn rỗi thời Hy Lạp cổ đại.
Bức tượng không tay của nữ thần nhan sắc được cho là đã từng cầm một chiếc gương, một cây giáo hoặc một trái táo, nhưng lý thuyết của một nhà văn Mỹ đã được kiểm tra, để xác định rằng Aphrodite được mô tả đang se chỉ.
Một nhà thiết kế ở San Francisco đã sáng tạo lại bức tượng như là một người se chỉ, một thực hành phổ biến đối với các gái điếm nhàn rỗi ở Hy Lạp cổ đại.
Elizabeth Wayland Barber cho rằng Aphrodite có thể đang xe sợi cotton trong cuốn sách xuất bản năm 1994, “Công việc của phụ nữ: 20.000 năm đầu tiên,” tác giả Virginia Postrel viết cho tờ Slate.
Lý thuyết cho rằng nữ thần đang thực hiện một công việc trần tục lần đầu tiên được đề xuất vào những năm 1950 bởi một chuyên gia ghi nhận rằng tư thế trông giống với những bức tượng se sợi trên gốm.
Barber khẳng định rằng bức tượng được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris đã từng cầm các sợi cotton trong tay trái, trong khi tay phải đưa một sợi chỉ vào guồng – một tư thế tương tự nhiều phụ nữ vào năm 100 trước CN, khi bức tượng được cho là được tạc nên.
Nhà thiết kế đã sử dụng một khảo sát 3D trên một tượng mô phỏng chính xác tượng gốc, cùng với hình ảnh các người se chỉ từ các chiếc bình thời Hy Lạp cổ đại (ảnh trái) để tạo ra một mô hình máy tính được in 3D. Ông kết luận rằng thiết bị se sợi không thể làm bằng cẩm thạch như phần còn lại của bức tượng.
Bà cho rằng công việc vặt là phù hợp nếu nó được thực hiện bởi nữ thần nhan sắc, ái tình và sinh sản, vì “Cái mới đáng nói ở đây việc đang diễn ra của một khối hình thể không định hình”.
Các bình cổ đại Hy Lạp cho thấy các gái mại dâm se chỉ để cho có chuyện làm trong lúc chờ khách.
Trong khi se chỉ có thể là một hoạt động phù hợp với bức tượng, Cosmo Wenman làm nên một phiên bản 3D chứng minh tư thế của bức tượng là có thể, theo yêu cầu của nhà văn, Virginia Postrel người đã biên soạn “Sức mạnh của sự quyến rũ: niềm mê hoặc và nghệ thuật thuyết phục thị giác”.
Nhà thiết kế và nhà văn dựa mô hình của mình trên một bức ảnh 3D của Venus từ một khuôn đúc chính xác vào 1850 được triển lãm tại Skulpturhalle Basel ở Thuỵ Sĩ, cũng như một bản phác thảo của Barber.
“Từ đó tôi tập hợp nhiều hình ảnh của các tranh vẽ bình của Hy Lạp cổ đại, và tạo ra một hỗn hợp của các vị trí cánh tay và bàn tay phù hợp với hình giải phẫu Venus đang hiện hữu, Wenman nói với MailOnline.
“Bằng sự khảo sát 3D của mình như là một nền tảng, mở rộng cánh tay của nữ thần trong các hướng được chỉ định bởi hình giải phẫu hiện hữu dẫn đến các tư thế se chỉ khá là tự nhiên như trên các bình.
“Tôi trực tiếp sao chép các công cụ và sự cầm nắm của bàn tay trái nữ thần từ một hình vẻ đặc biệt trên chiếc bình ở British Museum.
Bất chấp nỗ lực tốt nhất của nhóm nghiên cứu, trải nghiệm vẫn không kết luận cho đến lúc này, nếu không nói là không tìm ra bằng chứng. Bản sao nhỏ hơn tượng gốc ở Louvre nhiều – chỉ cao 203cm.
“Tôi cũng sử dụng các hình của Venus cúi mình của British Museum như là một loại hướng dẫn phong cách đối với các cánh tay và bàn tay mới.”
Nhóm nghiên cứu biến mô hình số của Wenman thành một bản sao để bàn bằng nhựa sử dụng dịch vụ in 3D Shapeways.
Các công cụ dệt được in riêng biệt và mô hình được lắp từng mảnh.
Khi tạo ra mô hình, Wenman nhận ra thiết bị dệt không thể được làm bởi các khối cẩm thạch điêu khắc như phần còn lại của bức tượng.
“Có thể nữ thần mất các cánh tay của bà vì một số kẻ trì độn trong thực tế đã đặt một quả cầu cẩm thạch gần 15kg trên đỉnh con quay kéo sợi, và thêm gần 10kg từ một con suốt bằng cẩm thạch treo trên cánh tay phải của nữ thần,” ông nói với Slate.
Dựa trên mô hình bằng nhựa nhỏ, ông phỏng đoán rằng các công cụ có thể được làm bằng gỗ sơn vàng nhằm lôi kéo sự chú ý của người xem đối với hoạt động dệt.
Nếu các công cụ được làm bằng gỗ, chúng sẽ trả lời một câu hỏi được đặt ra bởi nhà khảo cổ học Elmer F Suhr cách đây 50 năm – các công cụ dệt từ các tượng cổ điển khác với cùng tư thế đó đã đi đâu?
Suhr nhận diện một số các tượng điêu khắc cổ trong tư thế se chỉ, nhưng phát hiện không ra công cụ, để kết luận rằng con người vào lúc tạo ra chúng quá quen thuộc với tư thế se chỉ nên không cần dùng thiết bị minh hoạ cho hoạt động.
Trải nghiệm của Weiman gợi ý rằng thiết bị đơn giản đã hỏng theo thời gian hoặc bị đánh cắp.
Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực tốt nhất của nhóm nghiên cứu, trải nghiệm vẫn không kết luận cho đến lúc này, nếu không nói là không tìm ra bằng chứng.