Vấn đề tình cảm
Nếu bạn đang ở trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc, vợ hoặc chồng của bạn nên là người bạn thực sự của bạn. Bạn nên vui vẻ trò chuyện về những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống với họ.
Nếu như bạn chỉ cảm thấy thoải mái hơn khi nói những bí mật với một người nào khác ngoài chồng hay vợ của mình thì đó có thể là sự bắt đầu cho sự chia rẽ.
Không muốn điều chỉnh nhau
Nếu bạn nhìn thấy lỗi của chồng hay vợ mình nhưng không muốn nói với họ vì bạn nghĩ nói cũng vô dụng thì đó là lúc bạn đã đánh mất niềm tin vào nửa kia của mình. Theo thời gian, những điều khó chịu nhỏ có thể dẫn đến sự thất vọng lớn trong hôn nhân của bạn.
Không thỏa mãn
Đối tác không thể đáp ứng các nhu cầu về tình cảm cũng như tình dục của bạn. Còn bạn thì luôn càu nhàu hoặc ám ảnh suy nghĩ trong tâm trí về những điều tốt hơn nếu bạn được đáp ứng các nhu cầu.
Có quá nhiều nhu cầu
Đôi khi hai người yêu nhau có nhiều nhu cầu khác nhau. Bạn có thể có nhiều yêu cầu với người kia. Nhưng nếu nhu cầu quá nhiều nó có thể dẫn đến mâu thuẫn. Bạn sẽ phải xác định rõ và giữ những giá trị nào cần nhất và lựa chọn giữa cuộc hôn nhân với duy trì những đòi hỏi của mình.
Đừng bao giờ tạo ra những kỳ vọng trong một mối quan hệ dựa trên sự so sánh (Ảnh minh họa)
Cuộc sống cá nhân
Trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay một mối quan hệ lâu dài, công việc và sự nghiệp của hai người khác nhau quá xa không quan trọng. Vấn đề là hai người phải hiểu nhau và sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ với nhau.
Nhiều người sai lầm khi không nỗ lực để tìm hiểu về cuộc sống, công việc của đối tác cũng như kinh nghiệm của họ. Hãy luôn ghi nhớ điều này. Nếu bạn không thể cung cấp sự hỗ trợ tinh thần cho đối tác, họ sẽ tìm đến người khác để được chia sẻ.
Che giấu suy nghĩ
Nếu bạn đã phải lòng một ai đó hoặc nhìn thấy một ai đó là hấp dẫn, bạn không nên cố gắng che giấu với vợ hoặc chồng. Bởi vì cố gắng che giấu điều này chỉ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu vì cảm thấy tội lỗi và càng ngày càng cảm thấy xa cách người phối ngẫu của mình.
Lối sống khác nhau
Rất nhiều cặp đôi đã bỏ qua vấn đề tìm hiểu mục tiêu cuộc sống của nhau trong những năm tháng yêu đương. Do vậy khi tiến đến hôn nhân, họ đã bị va chạm về mục tiêu cuộc sống và từ đó dẫn đến những rạn nứt.
Nguyên tắc và trách nhiệm
Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm khi chúng ta đang ở trong một mối quan hệ. Nhưng bạn có thực hiện trách nhiệm của mình theo cách quá nghiêm trọng và không nhìn xa hơn? Bạn có nghĩ rằng kiếm tiền cho gia đình hoặc trông nom ngôi nhà là hết trách nhiệm của mình?
Trong thực tế, những quy ước về trách nhiệm trong một mối quan hệ chỉ là tài liệu tham khảo không hơn không kém. Hãy linh hoạt hơn để có một mái ấm hạnh phúc.
Kỳ vọng quá nhiều vào bạn đời
Bạn kỳ vọng quá nhiều và gây áp lực cho họ hoặc so sánh họ với những người khác. Bạn có thể nghĩ rằng điều này sẽ giúp người yêu hay vợ, chồng của mình hiểu rõ những mong muốn của mình. Nhưng sự thực là tác dụng sẽ ngược lại.
Đừng bao giờ tạo ra những kỳ vọng trong một mối quan hệ dựa trên sự so sánh. Nó sẽ chỉ gây áp lực và tức giận cho người bạn đời.
Sự đổ lỗi
Đổ lỗi cho người khác luôn đơn giản và nhiều người có xu hướng luôn đổ lỗi cho người bạn đời của mình. Điều đó chỉ khiến cho hai người ngày càng xa nhau hơn.
Nghiện ngập
Một thói quen nào đó biến thành nghiện ngập có thể làm hỏng bất kỳ cuộc hôn nhân nào. Nếu bạn có một chứng nghiện, bạn có thể luôn cảm thấy bạn đời không hiểu mình. Điều đó khiến người bạn đời dần cảm thấy bất lực và chán nản. Bạn có thể không nhận ra ngay nhưng sự ham mê một điều gì đó mà bỏ quên gia đình có thể giết chết hôn nhân rất sớm.
Cái tôi quá lớn
Cái tôi không tác động thường xuyên nhưng khi nó đến, nó có thể thay đổi mọi thứ. Khi có cái tôi lớn, bạn luôn nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác. Do vậy bạn sẽ bắt đầu thiếu tôn trọng người bạn đời của mình. Hệ quả tất yếu là một ngày nào đó, người bạn đời sẽ đi lạc vào vòng tay của một người khác biết tôn trọng họ hơn.